Kết luận của Ủy ban Nhân quyền LHQ về Việt Nam, 2002
Là thành viên của Công ước các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), Việt Nam có nghĩa vụ nộp báo cáo định kỳ cho Ủy ban Nhân quyền (cơ quan giám sát việc thực thi ICCPR) về việc thưc thi các nghĩa vụ quốc gia theo công ước. Lần nộp báo cáo gần nhất của Việt Nam diễn ra vào năm 2002, lần nộp kế tiếp (báo cáo định kỳ lần 3) đến hạn vào ngày 1/8/2004. Tuy nhiên, đến nay Việt Nam vẫn chưa nộp báo cáo lần 3, tức là đã chậm quá 9 năm. Bộ Tư pháp hiện đang là đầu mối soan thảo báo cáo này.


Dưới đây là bản dịch Kết luận, gần đây nhất, của Ủy ban Nhân quyền (Human Rights Committee) về Việt Nam vào năm 2002, sau khi xem xét Báo cáo của quốc gia:


Kết luận quan sát của Ủy ban Nhân quyền: Việt Nam. 26/07/2002.
CCPR/CO/75/VNM. (Kết luận quan sát / Bình luận)

(Concluding observations of the Human Rights Committee: Viet Nam. 26/07/2002. CCPR/CO/75/VNM. (Concluding Observations/Comments) )

Công ước viết tắt: CCPR

ỦY BAN NHÂN QUYỀN

Phiên họp 75

XEM XÉT BÁO CÁO CỦA QUỐC GIA THÀNH VIÊN NỘP THEO ĐIỀU 40 CỦA CÔNG ƯỚC

VIỆT NAM

1. Uỷ ban xem xét Báo cáo định kỳ thứ hai của Việt Nam (CCPR/C/VNM/2001/2), cuộc họp 2019, 2020 2021 (CCPR/C/SR.2019-2021), tổ chức vào ngày 11 và 12 tháng 7 năm 2002, thông qua các quan sát kết luận sau tại cuộc họp thứ 2031 (CCPR/C/SR.2031), được tổ chức vào ngày 19 tháng 7 năm 2002.

A. Giới thiệu

2. Ủy ban hoan nghênh báo cáo định kỳ thứ hai của Quốc gia thành viên, trong đó có thông tin chi tiết về pháp luật trong nước trong lĩnh vực các quyền dân sự và chính trị, hội để tiếp tục cuộc thảo luận với Quốc gia. Ủy ban hoan nghênh quyết định của Quốc gia gửi một phái đoàn đông đảo đến từ thủ đô nước mình, bao gồm đại diện của các cơ quan chính phủ khác nhau, cho việc xem xét báo cáo. Tuy nhiên, Ủy ban lấy làm tiếc về sự chậm trễ đáng kể trong việc nộp báo cáo mà đến hạn nộp từ năm 1991. cũng tiếc về sự thiếu hụt thông tin về tình hình nhân quyền trong thực tế, cũng như sự thiếu vắng các dữ kiện và số liệu về việc thực hiện Công ước. Kết quả là, một số cáo buộc đáng tin cậy được chứng minh về các vi phạm quy định của Công ước, mà đã được gửi đến Uỷ ban, không thể được giải quyết có hiệu quả Ủy ban thấy khó xác định liệu các nhân trong lãnh thổ chịu thẩm quyền tài phán của quốc gia có được hưởng  đầy đủ hiệu quả các quyền bản của mình theo Công ước.

B. Các khía cạnh tích cực

3. Về vấn đề này, Ủy ban đã ghi nhận sự tiến triển trong nội bộ Quốc gia thành viên phản ánh một nới lỏng đối với các hạn chế chính trị đã phát sinh vấn đề nghiêm trọng về các vi phạm nặng nề các quyền được bảo vệ bởi Công ước.

4. Ủy ban lưu ý về những nỗ lực đang được thực hiện bởi Quốc gia nhằm cải cách trật tự pháp lý trong nước, phù hợp với các cam kết quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực quyền con người.

C. Các lĩnh vực quan tâm và khuyến nghị

5. Uỷ ban quan ngại về tình trạng quy định pháp luật trong nước về các quyền trong Công ước vẫn chưa rõ ràng. Nó cũng quan ngại rằng một số quy định hiến pháp có vẻ không tương thích với Công ước và Hiến pháp Việt Nam không liệt kê tất cả các quyền Công ước, cũng không nêu mức độ mà chúng có thể bị hạn chế và các tiêu chuẩn được sử dụng. Uỷ ban quan ngại rằng theo pháp luật Việt Nam các quyền Công ước phải được giải thích theo cách có thể thỏa hiệp được với sự hưởng thụ các quyền này bởi tất cả các cá nhân.

Quốc gia cần đảm bảo sự bảo vệ hiệu quả tất cả các quyền được ghi nhận trong Công ước và đảm bảo rằng chúng được tôn trọng đầy đủ và được hưởng bởi tất cả mọi người (Điều 2).

6. Uỷ ban quan ngại về khẳng định của phái đoàn rằng vì những người thuộc thẩm quyền tài phán của Quốc gia có thể sử dụng các cơ chế quốc gia, Quốc gia không cần phải tham gia Nghị định thư không bắt buộc.

Quốc gia nên xem xét việc gia nhập Nghị định thư không bắt buộc để tăng cường bảo vệ quyền con người dành cho những người thuộc quyền tài phán của mình.

7. Mặc dù có sự giảm về số lượng các tội danh phải chịu phạt tử hình từ 44 xuống còn 29, Ủy ban vẫn quan tâm đến số lượng lớn các tội mà hình phạt tử hình vẫn có thể được áp dụng. Hình phạt có vẻ không chỉ để giới hạn chỉ cho những tội phạm được coi là nghiêm trọng nhất. Về mặt này, Ủy ban cho rằng định nghĩa một số hành vi nhất định như phản đối trật tự và vi phạm an ninh quốc gia, mà hình phạt tử hình có thể được áp dụng, là quá mơ hồ và không phù hợp với đoạn 2, Điều 6 của Công ước.

Quốc gia cần tiếp tục xem xét danh sách các tội danh mà hình phạt tử hình có thể được áp dụng để giảm và hạn chế ở những tội danh mà một cách chặt chẽ được coi là các tội nghiêm trọng nhất, theo yêu cầu khoản 2, Điều 6 và hướng đến việc bãi bỏ hình phạt tử hình như được khuyến khích tại Điều 6 của Công ước.

8. Mặc dù có những thông tin được cung cấp bởi đoàn đại biểu rằng chỉ có 3 người đang bị giam giữ hành chính, được phái đoàn gọi là quản chế, Ủy ban vẫn quan ngại về việc tiếp tục sử dụng thực hành này theo Nghị định 31- CP, vì nó cho phép quản thúc người tại gia cho đến 2 năm mà không có sự can thiệp của một thẩm phán hoặc một viên chức tư pháp. Ủy ban cũng quan tâm tương tự đến quy định tại Điều 71 của Bộ luật Tố tụng hình sự, theo đó công tố viên  có thể kéo dài thời gian áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam một cá nhân không có giới hạn, “nếu cần thiết và đối với các tội phạm nghiêm trọng về an ninh quốc gia”.

Quốc gia cần đảm bảo rằng không người nào bị hạn chế tự do một cách độc đoán và tất cả những người bị tước tự do sẽ nhanh chóng được đưa ra trước một thẩm phán hoặc viên chức khác được ủy quyền thực hiện quyền tư pháp theo luật định, và rằng họ chỉ có thể bị tước đoạt tự do trên cơ sở của một phán quyết dựa trên pháp luật, theo yêu cầu của khoản 3 và 4, Điều 9 của Công ước.

9. Uỷ ban quan ngại rằng hệ thống tư pháp vẫn còn yếu do sự thiếu hụt các luật sư có trình độ và được đào tạo chuyên nghiệp, thiếu các nguồn lực cho ngành tòa án và sự nhạy cảm của nó trước áp lực chính trị. Ủy ban cũng lo ngại rằng Tòa án Nhân dân Tối cao không độc lập với ảnh hưởng của chính phủ. Cũng lo ngại về việc ngành tư pháp phải hỏi ý kiến ​​của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc giải thích pháp luật và Uỷ ban Thường vụ chịu trách nhiệm thiết lập các tiêu chuẩn và hướng dẫn có tính bắt buộc cho ngành tư pháp.

Để thực hiện Điều 14 của Công ước, Quốc gia nên có biện pháp hiệu quả để tăng cường tư pháp và bảo đảm nền độc lập của mình, và đảm bảo rằng tất cả các cáo buộc của áp lực quá mức về tư pháp được xử lý kịp thời.

10. Uỷ ban quan ngại về các thủ tục tuyển chọn thẩm phán cũng như thiếu sự bảo đảm về nhiệm kỳ (việc bổ nhiệm chỉ bốn năm), cộng với khả năng, được luật định, có các biện pháp kỷ luật đối với thẩm phán vì sai sót trong các phán quyết tư pháp. Những điều này khiến cho thẩm phán dễ bị áp lực chính trị và gây nguy hại cho sự độc lập và vô tư của họ.

Quốc gia phải ban hành các thủ tục được áp dụng trong việc bổ nhiệm và giao nhiệm vụ cho thẩm phán để bảo vệ và đảm bảo sự độc lập và vô tư của cơ quan tư pháp phù hợp với Điều 14 của Công ước. Nó phải đảm bảo rằng các thẩm phán không thể bị thuyên chuyển khỏi vị trí của mình trừ khi họ bị kết luận có tội bởi một tòa án độc lập về hành vi không phù hợp.

11. Uỷ ban quan ngại rằng Quốc gia chưa thành lập một cơ quan độc lập và do luật định có quyền giám sát và điều tra các khiếu nại vi phạm nhân quyền, bao gồm cả khiếu nại đối với các nhân viên cảnh sát, các lực lượng an ninh và bảo vệ nhà tù. Thực tế này có thể là nguyên nhân có số lượng nhỏ các khiếu nại, trái ngược với các thông tin về số lượng lớn các hành vi vi phạm nhận được từ các nguồn phi chính phủ (các điều 2, 7 và 10).

Quốc gia cần thành lập, bằng pháp luật, một cơ quan giám sát nhân quyền độc lập thường trực với đầy đủ quyền hạn và nguồn lực để tiếp nhận và điều tra những cáo buộc tra tấn hay lạm dụng quyền lực của các công chức nhà nước, bao gồm các thành viên của các lực lượng an ninh, và khởi tố các thủ tục hình sự và kỷ luật chống lại những người phải chịu trách nhiệm.

12. Ủy ban tiếc về sự thiếu thông tin chính xác từ phái đoàn liên quan đến số lượng và vị trí của tất cả các trung tâm hoặc cơ sở giam giữ có những người bị giam trái với ý muốn của họ, và các điều kiện mà người đó bị giam (Điều 10).

Quốc gia cần cung cấp thông tin liên quan đến tất cả các cơ sở mà tại đó có những người bị giam giữ trái với ý muốn của họ, số lượng và tên của các cơ sở và số lượng người bị giam trong mỗi cơ sở, và đó là những người bị tạm giam hoặc phạm nhân đã bị kết án.

13. Uỷ ban quan ngại rằng quyền hợp pháp của người bị giam giữ được tiếp cận luật sư, tư vấn y tế và các thành viên gia đình không phải luôn được tôn trọng trong thực tế.

Quốc gia cần đảm bảo tôn trọng thực sự các quyền này bởi các cơ quan thực thi pháp luật, viện kiểm sát và tư pháp.

14. Uỷ ban quan ngại rằng Quốc gia khẳng định bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một hiện tượng mới và rằng, mặc dù một số nỗ lực đã được thực hiện, không có phương pháp tiếp cận toàn diện nào để ngăn chặn và loại bỏ nó và trừng phạt thủ phạm (các điều 3, 7, 9 và 26).

Quốc gia nên đánh giá tác động các biện pháp đã được thực hiện để giải quyết các vụ việc bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Nó cần phải tăng cường và nâng cao hiệu quả của pháp luật, chính sách và các chương trình nhằm chống bạo lực như vậy. Quốc gia cần tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo và thay đổi nhận thức đối với các cơ quan tư pháp, các quan chức thực thi pháp luật và các thành viên của nghề luật, cũng như các biện pháp nâng cao nhận thức, để đảm bảo sự không khoan nhượng đối với bạo lực với phụ nữ trong xã hội.

15. Uỷ ban quan ngại rằng Quốc gia chưa thực hiện các biện pháp thích hợp để giúp phụ nữ tránh thai ngoài ý muốn và để đảm bảo rằng họ không trải qua việc phá thai đe dọa nguy hiểm đến tính mạng (Điều 6).

Quốc gia nên có biện pháp thích hợp để giúp phụ nữ ngăn ngừa thai ngoài ý muốn và tránh phải dùng đến phá thai đe dọa tính mạng, và thông qua chương trình kế hoạch hóa gia đình phù hợp với tác động này.

16. Ủy ban lưu ý rằng các thông tin do phái đoàn cung cấp là không đủ để Ủy ban có một cái nhìn rõ ràng về tình hình tại Việt Nam liên quan đến tự do tôn giáo. Theo như thông tin mà Ủy ban có rằng việc thực hành một số tôn giáo bị trấn áp hoặc ngăn cản mạnh mẽ ở Việt Nam, Ủy ban lo ngại rằng thực tiễn của Quốc gia thành viên trong lĩnh vực này không đáp ứng các yêu cầu của Điều 18 của Công ước. Ủy ban cũng quan ngại sâu sắc về những cáo buộc sách nhiễu và giam giữ các lãnh đạo tôn giáo và tiếc rằng phái đoàn không cung cấp thông tin liên quan đến các cáo buộc như vậy. Trong bối cảnh này, Ủy ban quan tâm đến những hạn chế đối với các quan sát viên từ bên ngoài, những người muốn điều tra các cáo buộc.

Quốc gia được yêu cầu cung cấp các Uỷ ban thông tin cập nhật về số lượng của các cá nhân thuộc cộng đồng tôn giáo khác nhau và số lượng của nơi thờ tự, cũng như các biện pháp thiết thực được thực hiện bởi chính quyền để đảm bảo sự tự do thực hành tôn giáo.

17. Uỷ ban lưu ý thực tế là pháp luật không có quy định về địa vị của người phản đối nghĩa vụ quân sự do trái với lương tâm, quyền này có thể được đòi hỏi một cách chính đáng theo Điều 18 của Công ước.

Quốc gia cần đảm bảo rằng những người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ quân sự có thể đòi hưởng địa vị của người phản đối do trái với lương tâm và thực hiện những nghĩa vụ thay thế mà không có sự phân biệt đối xử.

18. Uỷ ban quan ngại về các báo cáo về những hạn chế sâu rộng các quyền tự do biểu đạt trên các phương tiện truyền thông và thực tế là Luật Báo chí không cho phép sự tồn tại của các phương tiện truyền thông tư nhân. Nó cũng quan tâm đến pháp luật báo chí áp đặt các hạn chế đối với xuất bản phẩm mà, ngoài những điều khác, được cho là gây thiệt hại cho sự ổn định chính trị hoặc bôi nhọ các thể chế quốc gia. Những vi phạm được định nghĩa rộng này là không phù hợp với khoản 3, Điều 19 của Công ước.

Quốc gia nên thực thi tất cả các biện pháp cần thiết để chấm các dứt hạn chế trực tiếp và gián tiếp với  tự do ngôn luận. Pháp luật báo chí nên được điều chỉnh phù hợp với Điều 19 của Công ước.

19. Trong khi ghi nhận rằng Quốc gia phủ nhận bất kỳ việc vi phạm các quyền Công ước nào trong lĩnh vực này, Ủy ban vẫn quan tâm đến sự đa dạng của các thông tin liên quan đến việc đối xử đối với người Degar (Thượng) cho thấy các vi phạm nghiêm trọng các điều 7 và 27 của Công ước. Uỷ ban quan ngại việc thiếu thông tin cụ thể liên quan đến người dân bản địa, đặc biệt là người Degar (Thượng), và về các biện pháp thực hiện để đảm bảo rằng quyền của họ theo Điều 27 hưởng thụ truyền thống văn hóa, bao gồm cả tôn giáo và ngôn ngữ, cũng như để thực hiện các hoạt động nông nghiệp của họ, được tôn trọng.

Quốc gia nên có biện pháp ngay lập tức để đảm bảo rằng các quyền của thành viên của các cộng đồng bản địa được tôn trọng. Các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức giám sát nhân quyền khác cần được tiếp cận các vùng cao nguyên miền trung.

20. Trong khi ghi nhận những lời giải thích được đưa ra bởi phái đoàn về việc thực thi quyền tự do lập hội, Uỷ ban quan tâm đến sự thiếu vắng pháp luật cụ thể về các đảng phái chính trị và thực tế rằng chỉ có Đảng Cộng sản là được phép. Uỷ ban quan ngại về những trở ngại đối với việc đăng ký và hoạt động tự do của các tổ chức nhân quyền phi chính phủ và các đảng phái chính trị (các điều 19, 22 và 25). Có sự quan tâm đặc biệt về những trở ngại cấm cản đối với các tổ chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế, các báo cáo viên đặc biệt có nhiệm vụ điều tra các cáo buộc về vi phạm nhân quyền trên lãnh thổ Quốc gia.

Quốc gia nên thực thi tất cả các bước cần thiết để cho phép các tổ chức nhân quyền phi chính phủ quốc gia và quốc tế và các đảng phái chính trị hoạt động mà không có trở ngại.

21. Uỷ ban quan ngại về những hạn chế về các cuộc họp công cộng và các cuộc biểu tình (Điều 25).

Quốc gia cần cung cấp thêm thông tin về các điều kiện cho việc hội họp công cộng, và đặc biệt, chỉ ra có hay không và theo những điều kiện nào mà việc tổ chức một cuộc họp công khai có thể bị cấm và liệu các biện pháp như vậy có thể bị khiếu nại.

22. Quốc gia nên công bố công khai việc xem xét này đối với báo cáo định kỳ thứ hai của mình bởi Ủy ban, các câu trả lời bằng văn bản nó đã đưa ra trả lời danh sách các vấn đề soạn thảo bởi Uỷ ban, và đặc biệt, những kết luận quan sát này.

23. Quốc gia được yêu cầu, theo khoản 5 của quy tắc 70 của Các quy tắc thủ tục của Ủy ban, chuyển tiếp thông tin trong vòng 12 tháng về việc thực hiện các khuyến nghị của Uỷ ban liên quan đến các đoạn 7, 12, 14, 16, 19 và 21 nêu trên. Ủy ban yêu cầu các thông tin liên quan đến phần còn lại của các khuyến nghị được bao gồm trong báo cáo định kỳ thứ 3, được nộp trước ngày 1 tháng 8 năm 2004.

 



Dịch từ bản tiếng Anh tại trang tin của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc:


http://www.unhchr.ch/tbs/doc.nsf/%28Symbol%29/CCPR.CO.75.VNM.En?Opendocument


http://www.ohchr.org/EN/countries/AsiaRegion/Pages/VNIndex.aspx

 

 


Các tin khác: