Đại hội Thế giới về tình trạng mất tích cưỡng bức lần thứ 1 (tháng 1/2025)
Đại hội Thế giới về tình trạng mất tích cưỡng bức lần thứ 1 (the first World Congress on Enforced Disappearances - WCED) đã diễn ra tại Geneva, vào ngày 15-16 tháng 1 năm 2025, đánh dấu một cột mốc lịch sử trong cuộc chiến toàn cầu chống lại nạn mất tích cưỡng bức.


Nạn mất tích cưỡng bức xảy ra khi một cá nhân bị các
công chức nhà nước bắt, giam giữ, bắt cóc hoặc cho phép. Sau đó, họ cố tình phủ nhận và che giấu số phận và nơi ở của nạn nhân. Khi thực hiện một cuộc tấn công có hệ thống hoặc trên diện rộng nhằm vào dân thường, nạn mất tích cưỡng bức cũng cấu thành tội ác chống lại loài người.


Mặc dù Công ước quốc tế về bảo vệ mọi người khỏi nạn mất tích cưỡng bức được
Liên Hợp quốc thông qua vào năm 2006, đến nay chỉ có 77 quốc gia phê chuẩn Công ước này. Trong khi đó, nạn mất tích cưỡng bức vẫn là một thách thức toàn cầu quan trọng. Với sự tham dự của hàng trăm đại diện của nạn nhân và xã hội dân sự từ khắp nơi trên thế giới, WCED là lời nhắc nhở sâu sắc về phạm vi toàn cầu của hoạt động đáng lên án này. Sự kiện là một bước tiến đáng kể trong việc nâng cao nhận thức toàn cầu và tăng cường hợp tác quốc tế.


Đại hội Thế giới được đồng tổ chức bởi Sáng kiến Công ước cưỡng bức mất tích (CEDI), Ủy ban Liên
Hợp quốc về cưỡng bức mất tích (CED), Nhóm công tác thống nhất về cưỡng bức mất tích hoặc không tự nguyện (WGEID) và Văn phòng Cao ủy Liên Hợp quốc về nhân quyền (OHCHR).

Tại lễ khai mạc, bà Alice Mogwe, Chủ tịch Liên đoàn Quốc tế nhân quyền (FIDH), đã nhấn mạnh tầm quan trọng của WCED trong việc thúc đẩy các nỗ lực xóa bỏ tình trạng mất tích cưỡng bức. Bà khẳng định "đây là thời điểm quan trọng đối với chúng ta không chỉ thúc đẩy việc phê chuẩn và thực hiện Công ước trên toàn cầu mà còn đảm bảo việc áp dụng nghiêm ngặt Công ước thông qua các khuôn khổ pháp lý và thể chế mạnh mẽ ở cấp độ trong nước". Bà cũng tái khẳng định cam kết lâu dài của FIDH trong việc hỗ trợ nạn nhân và người sống sót, tuyên bố: "Tại FIDH, chúng tôi đặt quyền của nạn nhân và người sống sót vào trọng tâm công việc của mình".


Theo Điều 1 Công ước quốc tế về bảo vệ mọi người khỏi nạn mất tích cưỡng bức thì “mất tích cưỡng bức” được định nghĩa là “việc bắt giữ, giam giữ, bắt cóc hoặc bất kỳ hình thức tước đoạt tự do nào khác thực hiện bởi các công chức của nhà nước hoặc do những cá nhân hoặc nhóm người hành động với sự cho phép, hỗ trợ hoặc chấp thuận của nhà nước, được tiếp theo bởi việc từ chối thừa nhận việc tước đoạt tự do hoặc che giấu số phận hoặc nơi ở của người mất tích, khiến người đó không được pháp luật bảo vệ”.

Việt Nam chưa gia nhập Công ước nhân quyền này.

KT


Các tin khác: