Tiểu ban Phòng chống tra tấn (SPT) họp phiên thứ 21
Từ ngày 11 đến 15/11/2013, Tiểu ban Phòng chống tra tấn (Subcommittee on Prevention of Torture -SPT) tổ chức họp phiên thứ 21 tại Geneva.


Tiểu ban Phòng chống tra tấn (SPT)  được thành lập theo Nghị định thư tùy chọn của Công ước chống tra tấn (OP - CAT) (có hiệu lực từ tháng 6/2006). SPT bao gồm 25 chuyên gia độc lập. Hàng năm SPT đệ trình báo cáo đến Ủy ban chống tra tấn (Committee against Torture, bao gồm 10 chuyên gia độc lập) và họp mỗi năm ba kỳ tại văn phòng LHQ tại Geneva. SPT có thẩm quyền đến thăm các quốc gia là thành viên của OP-CAT, hỗ trợ các cơ chế phòng ngừa quốc gia (NPMs)... Từ 2007, trong giai đoạn đầu, mỗi năm SPT thường đến thăm, giám sát 2 - 3 quốc gia/ năm. Gần đây số lượng chuyến thăm mỗi năm gia tăng đáng kể (5 - 6 chuyến/ năm).

Chủ tịch của SPT hiện nay là ông Malcom Evans, một học giả nổi danh đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này. Gần đây, ông có bài phát biểu trình bày Báo cáo thường niên (thứ 6) của SPT trước Đại hội đồng Liên Hợp quốc (ngày 22/10/2013).

Cũng vào thời điểm hiện nay Ủy ban chống tra tấn (CAT) đang có kỳ họp thứ 51 (từ 28/10 đến 22/11/2013). Trong kỳ họp này, Ủy ban xem xét báo cáo định kỳ của một số quốc gia thành viên (Bồ Đào Nha, Bỉ, Lat-via, Ba Lan, Burkina Faso...), xem xét một số khiếu nại cá nhân, xem xét báo cáo của SPT...

Mặc dù gần đây Việt Nam đã ký Công ước chống tra tấn (CAT) (vào ngày 7/11/2013), bên cạnh việc còn phải có sự phê chuẩn nó, việc gia nhập OP-CAT dường như vẫn còn xa đối với Việt Nam.

 

Các phiên họp của SPT gần đây:

- Phiên họp 20 (tháng 6/2013)
- Phiên họp 19 (tháng 2/2013)
- Phiên họp 18 (tháng 11/2012)
...


- Phiên họp 15 (tháng 11/2011):
(Tin cũ)

Tiểu ban Phòng chống tra tấn (Subcommittee on Prevention of Torture - SPT) đã kết thúc phiên họp thứ 15 và ra thông báo về chương trình dự kiến thực hiện các chuyến thăm tại các quốc gia trong năm 2012.

Theo kế hoạch, SPT sẽ có sáu chuyến thăm thực địa trong năm 2012. Các quốc gia thành viên sẽ được thăm là Argentina, Gabon, Honduras, Kyrgyzstan, Cộng hòa Moldova và Senegal. Tại các quốc gia Honduras, Kyrgyzstan, Cộng hòa Moldova, SPT sẽ chủ yếu tập trung vào các vấn đề liên quan đến Các cơ chế phòng ngừa quốc gia như đã được quy định tại Nghị định thư tùy chọn của Công ước chống tra tấn (OP-CAT).

Chương trình viếng thăm năm 2012 phản ánh nỗ lực của SPT nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động. SPT định hướng vận dụng các chuyến thăm một cách sáng tạo bằng cách điều chỉnh, lựa chọn thực thi thích hợp thẩm quyền của mình tại từng quốc gia.

 


* Xem thêm về Ủy ban chống tra tấn (các thành viên, thẩm quyền, kỳ họp, báo cáo...):

http://www2.ohchr.org/english/bodies/cat/index.htm


Báo cáo viên đặc biệt về chống tra tấn (được thiết lập từ năm 1985), hiện nay là Ông Juan Mendez (Argentina - từ năm 2010):

http://www.ohchr.org/EN/Issues/Torture/SRTorture/Pages/SRTortureIndex.aspx


KT

 

 

* Một số hội thảo về tra tấn đã được tổ chức tại Việt Nam:


- 10 - 12/12/2003: Hội thảo quốc tế về Công ước chống tra tấn do Trung tâm Nghiên cứu quyền con người - Học viện CTQGHCM, Bộ Ngoại giao VN và Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức.

 

-25/11/2008: Hội thảo Công ước chống tra tấn do Bộ Công an Việt Nam tổ chức.


Các tin khác: