UB Nhân quyền LHQ kết luận về Việt Nam

UB Nhân quyền LHQ, cơ quan giám sát việc thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) đã xem xét việc báo cáo của đoàn nhà nước Việt Nam vào ngày 11 và 12 tháng 3 năm 2019. Ngày 25 tháng 3 năm 2019, Ủy ban đã thông qua các nhận xét kết luận. Trong đó, Ủy ban yêu cầu Nhà nước nộp báo cáo định kỳ tiếp theo trước ngày 29 tháng 3 năm 2023. Dưới đây là toàn văn báo cáo (bản dịch của HRS):

UB LHQ nhận xét về thực thi Công ước chống tra tấn tại Việt Nam

Ủy ban chống tra tấn LHQ đã xem xét báo cáo đầu tiên của Việt Nam tại các cuộc họp vào ngày 14 và 15/11/2018. Ủy ban đã thông qua bản Nhận xét kết luận vào ngày 29/11/2018.

Luật An ninh mạng 2018 và việc thi hành

Ngày 9/10/2018, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức họp ban soạn thảo, tổ biên tập xây dựng các nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng. Ba dự thảo văn bản sẽ được trình Chính phủ gồm: Nghị định quy định chi tiết về trình tự, thủ tục áp dụng một số biện pháp bảo vệ an ninh mạng; Nghị định quy định chi tiết một số điều trong Luật An ninh mạng và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

7 Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2018

Từ ngày 1/7/2018, một số Nghị định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành, trong số này có Nghị định 13/2018/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Tiếp cận Thông tin 2016 (cũng bắt đầu có hiệu lực từ ngày này).

LUẬT BIỂU TÌNH HAY LUẬT VỀ HỘI HỌP?

Liên quan đến việc xây dựng Luật biểu tình tại Việt Nam, đã có nhiều quan điểm, lập luận khác nhau về sự cần thiết và các nội dung. Trong bài viết này, tác giả khái quát quy định pháp luật một số quốc gia liên quan đến biểu tình (với sự tập trung vào luật pháp của các nước trong khu vực ASEAN) (mục 1), nhận định về khả năng có một đạo luật tốt về biểu tình ở Việt Nam (mục 2), và đi đến quan điểm rằng Việt Nam nên xây dựng một luật chung về hội họp thay vì một đạo luật riêng về biểu tình.

10 luật mới có hiệu lực từ ngày 1/1/2016

Từ ngày 1/1/2016, 10 luật mới có hiệu lực thi hành gồm: Luật Bảo hiểm xã hội; Luật căn cước công dân; Luật hộ tịch; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi; Luật nghĩa vụ quân sự; Luật tổ chức chính quyền địa phương; Luật tổ chức Chính phủ; Luật kiểm toán; Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Luật tổ chức Quốc hội.

Quốc hội khai mạc kỳ họp thứ 10 ngày 20/10/2015

Kỳ họp thứ 10 của Quốc hội, theo dự kiến của Ủy ban Thường vụ QH, sẽ khai mạc vào ngày 20/10/2015. Tại kỳ họp này, QH sẽ thảo luật một số luật liên quan đến các quyền tự do cơ bản như Luật báo chí (sửa đổi) và Luật về hội.

Dự thảo Luật Tiếp cận thông tin (2015) - mấy nhận xét

Dự thảo Luật Tiếp cận thông tin đã chính thức được Bộ Tư pháp công bố trên trang tin điện tử (MOJ.GOV.VN) trong tháng 4/2015 để "lấy ý kiến nhân dân". Nếu như "thông tin là Ô-xy của dân chủ" như có người nói, việc có một đạo luật tốt để đảm bảo điều này là thiết yếu, góp phần thúc đẩy sự minh bạch, trách nhiệm giải trình tại Việt Nam. Dự thảo Luật Tiếp cận thông tin gồm 7 chương, 33 điều, có những nội dung tích cực như xác định chủ thể cung cấp thông tin gồm cả các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và một số cơ quan khác (Điều 6), hay việc quy định tương đối chi tiết trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm thực thi (các điều 23 đến 25 – Chương V). Tuy nhiên, Dự thảo còn có nhiều điểm cần được nghiên cứu, điều chỉnh thêm cho thích hợp như: xác định phạm vi thông tin cung cấp hạn hẹp (về nội dung thông tin, về thời điểm thông tin được tạo ra, hình thành…); việc phụ thuộc nhiều vào các đạo luật cụ thể khác, trong khi xác định luật này là luật áp dụng chung (Điều 8); việc thiếu các nguyên tắc căn bản để quyền tiếp cận thông tin được thực thi tốt; việc thiếu cơ chế, cơ quan thực thi rõ ràng và khả thi…

Dự thảo Luật về hội (2015) - mấy nhận xét

Ngày 4/6/2015, trang tin điện tử của Bộ Nội vụ đã đăng tải Dự thảo Luật về Hội để “lấy ý kiến nhân dân” từ ngày 4/6 đến 4/8/2015. Đây là dự thảo được nhiều cá nhân và tổ chức xã hội mong đợi với hi vọng có những thay đổi theo hướng cởi mở. Tuy nhiên, Dự thảo này hầu như chỉ là sự sao chép và nâng cấp tên gọi (từ “Nghị định” thành “Luật”) của Nghị định 45/2010.

Các tổ chức xã hội vận động mở rộng các quyền tự do

Với định hướng hoàn thiện khuôn khổ pháp luật liên quan đến dân quyền, nhiều cơ quan nhà nước, tổ chức, nhóm xã hội đang hướng quan tâm đến một số đạo luật cơ bản về quyền tự do hiệp hội, quyền tiếp cận thông tin, trưng cầu ý dân, biểu tình.