Cập nhật tiến trình soạn Luật Đất đai sửa đổi
Bộ Tài nguyên - MT sẽ trình Chính phủ dự thảo Luật Đất đai sửa đổi vào cuối năm 2012, Bộ trưởng Ng.M.Quang khẳng định tại buổi làm việc với Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập Dự án Luật sửa đổi Luật Đất Đai vào ngày 29/5/2012. Tham dự buổi làm việc có đại diện Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành, thành viên Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập.


Theo trích dẫn trên Trang tin điện tử của Bộ TN-MT, Trưởng Ban Soạn thảo, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho rằng: “Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập Luật sửa đổi Luật Đất đai cần tập trung tổng kết việc thi hành Luật Đất đai hiện hành cũng như tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) về đổi mới chính sách, pháp luật đất đai... Đồng thời, Tổ Biên tập cần chia thành các nhóm chuyên đề theo các chương của Luật Đất đai sửa đổi, tổ chức các Hội nghị, Hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia, các Sở TN&MT, rà soát kỹ các nội dung trong Luật Đất đai sửa đổi trước khi hoàn thiện Dự thảo để trình Chính phủ”.


Tổ trưởng Tổ Biên tập, Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển cho biết, dự kiến dự thảo Luật sửa đổi Luật Đất đai sẽ gồm 16 chương với 220 điều nhằm khắc phục những hạn chế của Luật Đất đai 2003 như nhiều nội dung còn trùng lặp, chưa rõ ràng cụ thể dẫn tới khó khăn cho cơ quan quản lý Nhà nước cũng như người sử dụng đất trong việc vận dụng, tra cứu các quy định của Luật.

Quyền tư hữu đất đai?

* Vấn đề đa dạng hóa quyền sở hữu về đất đai, ghi nhận sở hữu tư nhân, có vẻ như không được nhắc đến tại Ban Soạn thảo và Tổ Biên tập. Ngày 15-5, khi bế mạc Hội nghị trung ương của ĐCS, cho dù Hội nghị có nhận định cần "khẩn trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai và hoàn thiện pháp luật về đất đai để sớm khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại hiện nay..." Cơ quan này vẫn cho rằng "phải tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý" (theo TTXVN).

* Quyền sở hữu là một nhân quyền cơ bản, được bảo vệ tại Điều 17 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Đất đai liên quan chặt chẽ đến việc thực thi các quyền bảo đảm mức sống tối thiểu, quyền về thực phẩm, nước và nhà ở (Điều 25 Tuyên ngôn), quyền hưởng thụ văn hóa , quyền tự do theo đuổi sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa(Điều 1 ICCPR và ICESCR), đối xử bình đẳng, quyền riêng tư và đời sống gia đình (Điều 12 Tuyên ngôn, Điều 17 ICCPR). Nhà nước có trách nhiệm đầu tiên trong việc tôn trọng và bảo vệ các quyền này.

Trước tình trạng đất đai bị tước đoạt tùy tiện xảy ra ở nhiều quốc gia có nguy cơ đe dọa an ninh lương thực, gần đây (ngày 11/5) Tổ chức Nông lương (FAO) đã thông qua "Các hướng dẫn về quản trị trách nhiệm đối với đất đai, ngư nghiệp và rừng trong bối cảnh an ninh lương thực" (Voluntary Guidelines on the Responsible Governance of Tenure of Land, Fisheries and Forests in the Context of National Food Security).

http://www.fao.org/nr/tenure/voluntary-guidelines/en/

Mạng lưới Quốc tế về các quyền Kinh tế, xã hội và văn hóa (ESCR-Net) cũng mới công bố một Bào cáo nghiên cứu với tên gọi: "Gieo Hy vọng? Đất đai trong Chương trình nghị sự Nhân quyền quốc tế" Seeding Hope? Land in the International Human Rights Agenda: Challenges and Prospects,” Xem tại:

http://www.escr-net.org/resources/resources_show.htm?doc_id=1634767

Xem thêm: Trang tin Bộ TN-MT Việt Nam:

http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx?tabid=414


Các tin khác: