UB LHQ nhận xét về thực thi Công ước chống tra tấn tại Việt Nam
Ủy ban chống tra tấn LHQ đã xem xét báo cáo đầu tiên của Việt Nam tại các cuộc họp vào ngày 14 và 15/11/2018. Ủy ban đã thông qua bản Nhận xét kết luận vào ngày 29/11/2018.


Trong bản Nhận xét kết luận, sau khi hoan nghênh một số mặt tích cực, tiến bộ của Việt Nam, Ủy ban chống tra tấn đã nêu lên nhiều quan ngại, bao gồm:

- Pháp luật hình sự, đặc biệt trong Bộ luật Hình sự sửa đổi, không hình sự hóa tra tấn trong một điều khoản riêng biệt chống lại hành vi phạm tội này. Không có định nghĩa về tra tấn trong luật pháp Việt Nam. (đoạn 6)

- Các thông tin/ cáo buộc về việc sử dụng các hình thức tra tấn và ngược đãi, đặc biệt là trong các đồn công an, và cả ở những nơi khác có những người bị tước tự do; số lượng thấp các trường hợp tra tấn và ngược đãi được điều tra và truy tố; rằng chỉ có 10 trường hợp bị tra tấn đã được đưa ra tòa án từ năm 2010 đến 2105... (đoạn 14)

- Công ước không được các tòa án trong nước trực tiếp áp dụng (đoạn 18)

- Việc sử dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam trước khi xét xử một cách thường xuyên và kéo dài (đoạn 24)

- Điều kiện vật chất trong các cơ sở cải tạo không đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu, như không có thiết bị vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân phù hợp, không đủ ánh sáng và thông gió, không đủ chất lượng và số lượng thực phẩm, thiếu các hoạt động thể chất ngoài trời, chăm sóc sức khỏe không đủ và quá tải nghiêm trọng, tất cả những điều này kết hợp với nhau có thể được coi là ngược đãi hoặc thậm chí là tra tấn (đoạn 30)...

- Hình phạt về thể xác đối với trẻ em không bị cấm ở gia đình, ở các cơ sở chăm sóc thay thế và chăm sóc ban ngày ... (đoạn 36)

Bên cạnh đó là nhiều vấn đề khác và các khuyến nghị của Ủy ban đối với Nhà nước Việt Nam.


Có thể xem toàn văn bản nhận xét (tiếng Anh) tại trang của Cao ủy Nhân quyền LHQ: https://tbinternet.ohchr.org/_layouts/treatybodyexternal/Download.aspx?symbolno=CAT/C/VNM/CO/1&Lang=En

Bản dịch tiếng Việt tại đây: PDF


Ảnh trên: Quang cảnh phiên họp Ủy ban Chống tra tấn của Liên hợp quốc xem xét báo cáo quốc gia của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn (TTXVN).


Các tin khác: