Luật An ninh mạng 2018 và việc thi hành
Ngày 9/10/2018, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức họp ban soạn thảo, tổ biên tập xây dựng các nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng. Ba dự thảo văn bản sẽ được trình Chính phủ gồm: Nghị định quy định chi tiết về trình tự, thủ tục áp dụng một số biện pháp bảo vệ an ninh mạng; Nghị định quy định chi tiết một số điều trong Luật An ninh mạng và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.



Luật An ninh mạng được Quốc hội thông qua vào tháng 6/2018, sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2019. Trong quá trình thảo luận và thông qua, dự thảo Luật này đã gây ra nhiều quan ngại về khả năng gây tổn hại cho các quyền tự do biểu đạt, quyền riêng tư của cá nhân, cũng như quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet.


Những nội dung nổi bật của 
Luật An ninh mạng 2018, trong đó có một số khái niệm, nội dung chưa đủ rõ ràng, bao gồm: 

1. Cấm thông tin sai sự thật, gây hoang mang trên mạng

Điều 8 của Luật này quy định nhiều hành vi bị nghiêm cấm. Trong đó, nghiêm cấm việc sử dụng không gian mạng để thực hiện các hành vi như: Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục mua chuộc lừa gạt, lôi kéo người chống phá Nhà nước; Xuyên tạc lịch sử; Thông tin sai sự thật gây hoang mang; Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội; Sản xuất, đưa vào sử dụng phần mềm gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet…Bên cạnh đó, hành vi lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích  hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi cũng là hành vi bị nghiêm cấm.

2. Doanh nghiệp nước ngoài phải lưu trữ dữ liệu người dùng tại Việt Nam

Khoản 3 Điều 26 của Luật yêu cầu doanh nghiệp trong nước và nước ngoài cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ. Riêng doanh nghiệp nước ngoài phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.

3. Ngừng cung cấp dịch vụ mạng khi có yêu cầu của cơ quan chức năng

Ngoài yêu cầu phải lưu trữ dữ liệu người dùng tại Việt Nam, các doanh nghiệp trong và ngoài nước không được cung cấp hoặc phải ngừng cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng cho tổ chức, cá nhân đăng tải trên mạng thông tin bị nghiêm cấm nêu trên, khi có yêu cầu của lực lượng bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông.

4. Doanh nghiệp phải cung cấp thông tin người dùng để phục vụ điều tra

Các doanh nghiệp cũng có trách nhiệm xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng. Đặc biệt, phải cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng.

 

5. Thông tin vi phạm trên mạng bị xóa bỏ trong vòng 24 giờ

Khi người dùng chia sẻ những thông tin bị nghiêm cấm, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam phải ngăn chặn việc chia sẻ thông tin, xóa bỏ thông tin vi phạm chậm nhất là 24 giờ, kể từ thời điểm có yêu cầu của lực lượng bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan của Bộ Thông tin và Truyền thông. Đồng thời, doanh nghiệp phải lưu nhật ký hệ thống để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng trong thời gian quy định.
 

6. Quyền riêng tư

Các hành vi gián điệp mạng; xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng được liệt kê tại khoản 1 Điều 17 Luật An ninh mạng 2018, trong đó có:

- Đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trái quy định của pháp luật;

- Cố ý nghe, ghi âm, ghi hình trái phép các cuộc đàm thoại;

- Chiếm đoạt, mua bán, thu giữ, cố ý làm lộ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân…

Xem toàn văn luật tại đây: PDF

KT


Ảnh trên: CPOMagazine.com, ảnh kèm bài viết "Vietnam’s New Cybersecurity Law and Push for Internet Sovereignty Reduces Freedom" của 


Các tin khác: