GIỚI THIỆU LUẬT NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ
Luật nhân quyền quốc tế (International Human Rights Law), phát triển mạnh mẽ từ sau khi Liên hợp quốc được thành lập năm 1945, có nguồn cơ bản là các điều ước quốc tế (bên cạnh các tuyên bố, tuyên ngôn... được gọi là luật mềm). Năm nay là tròn 30 năm, 1982 - 2012, Việt Nam gia nhập hai công ước nhân quyền quan trọng nhất là ICCPR và ICESCR (1966).


Ở đây, chúng tôi giới thiệu tổng quát các văn kiện trong một số lĩnh vực cơ bản của luật nhân quyền quốc tế:


 Phần I - Một số văn kiện quốc tế tổng quát về quyền con người                                                                  

 

1. Hiến chương Liên Hợp Quốc, 1945 (trích quy định liên quan đến nhân quyền)     

2. Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, 1948

3. Tuyên bố Viên và Chương trình Hành động, 1993

4. Tuyên bố Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc, 2000

Phần II - Một số điều ước quốc tế về những chủ đề chính của quyền con người
                                          

 

Về các quyền và tự do cơ bản 

1. Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá (ICESCR), 1966
2. Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR), 1966

3. Nghị định thư không bắt buộc thứ hai của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 về huỷ bỏ án tử hình, 1989

 4. Công ước bảo vệ mọi người khỏi bị mất tích cưỡng bức, 2006


Về ngăn chặn sự phân biệt đối xử về chủng tộc, trong giáo dục, nghề nghiệp và việc làm 

1. Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử về chủng tộc, 1965

2. Công ước chống phân biệt đối xử trong giáo dục, 1960

3. Công ước về trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho những công việc có giá trị ngang nhau (Công ước số 100 của ILO), 1951

4. Công ước chống phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp (Công ước số 111 của ILO), 1958

Về quyền của phụ nữ 

1. Công ước về các quyền chính trị của phụ nữ, 1952

2. Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ, 1979

     
Về quyền trẻ em

1. Công ước về quyền trẻ em, 1989

2. Nghị định thư không bắt buộc bổ sung Công ước về quyền trẻ em về việc buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em, 2000.

3. Nghị định thư không bắt buộc bổ sung Công ước về quyền trẻ em về việc lôi cuốn trẻ em tham gia xung đột vũ trang, 2000.

4. Công ước về tuổi lao động tối thiểu (Công ước số 138 của ILO), 1973

5. Công ước về cấm và hành động ngay để xoá bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, 1999

Về quyền của người lao động di trú 
1.  Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của mọi người lao động di trú và các thành viên của gia đình họ, 1990
2. Nghị định thư về chống đưa người di cư trái phép bằng đường bộ, đường biển và đường không, bổ sung cho Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, 2000

Về quyền của người khuyết tật 
1. Công ước về quyền của những người khuyết tật, 2007

     
Về xoá bỏ chế độ nô lệ, các thể thức tương tự như chế độ nô lệ và việc cưỡng bức lao động 

1. Công ước về Nô lệ, 1926

2. Nghị định thư sửa đổi Công ước về Nô lệ 1926

3. Công ước bổ sung về xoá bỏ chế độ nô lệ, buôn bán nô lệ, các thể chế và tập tục khác tương tự chế độ nô lệ, 1956

4. Công ước về lao động cưỡng bức (Công ước số 29 của ILO), 1930

5. Công ước về xoá bỏ lao động cưỡng bức (Công ước số 105 của ILO), 1957

6. Công ước về trấn áp việc buôn bán người và bóc lột mại dâm người khác, 1949

7. Nghị định thư về việc ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán  người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung cho Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, 2000.

Về bảo vệ người tỵ nạn và người không quốc tịch 

1. Công ước về vị thế của người không quốc tịch, 1954

2. Công ước về vị thế của người tị nạn, 1951

3. Nghị định thư của Công ước về vị thế của người tị nạn, 1967

4. Công ước về ngăn ngừa và trừng trị các tội ác tra tấn, tội ác diệt chủng, tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại  

5. Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạp hay hạ thấp nhân phẩm, 1984

6. Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng, 1948

7. Công ước về không áp dụng thời hiệu tố tụng với tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại, 1968 

8. Quy chế Rôm về Toà án Hình sự quốc tế, 1998



Phần III - Một số văn kiện quốc tế không ràng buộc về bảo vệ nhân quyền trong tư pháp

 

1. Các Quy tắc chuẩn tối thiểu về đối xử với tù nhân, 1955

2. Các nguyên tắc cơ bản về đối xử với tù nhân, 1990

3. Tập hợp các nguyên tắc về bảo vệ tất cả những người bị giam hay bị cầm tù dưới bất kỳ hình thức nào, 1988

4. Các quy tắc của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do

5. Các bảo đảm nhằm bảo vệ quyền của những người đang phải đối mặt với án tử hình, 1984

6. Các quy tắc hành động của cán bộ thi hành pháp luật, 1979

7. Các nguyên tắc cơ bản về sử dụng vũ lực và súng của cán bộ thi hành pháp luật, 1990

8. Các Quy tắc chuẩn tối thiểu của Liên Hợp Quốc về các biện pháp không giam giữ (Các Quy tắc Tô-ki-ô), 1990

9. Các nguyên tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hợp Quốc về hoạt động tư pháp với người chưa thành niên (Các Quy tắc Bắc Kinh), 1985

10. Các hướng dẫn về làm việc với trẻ em trong hệ thống tư pháp hình sự, 1971

11. Các hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về phòng ngừa phạm pháp ở người chưa thành niên (Các hướng dẫn Ri-át), 1990

12. Các nguyên tắc cơ bản về tính độc lập của toà án, 1985

13. Các nguyên tắc cơ bản về vai trò của luật sư, 1990

14. Các hướng dẫn về vai trò của công tố viên, 1990

Phần IV -  Một số văn kiện quốc tế không ràng buộc về bảo vệ quyền của một số nhóm xã hội dễ bị tổn thương khác                                           

 

1. Các nguyên tắc của Liên Hợp Quốc về người cao tuổi, 1991

2. Tuyên bố Cam kết về HIV/AIDS, 2001

3. Các Hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người, 1996

4. Tuyên bố về quyền của những người không phải công dân của quốc gia nơi họ đang sinh sống, 1985

5. Tuyên bố về quyền của những người thuộc các nhóm thiểu số về dân tộc, chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ, 1992.

 

 * Tất cả các văn kiện này đã được chúng tôi tập hợp và dịch trong cuốn "Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người", NXB Lao động - Xã hội, 2011 - 1.475 trang. Các tài liệu, sắp xếp theo Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ, trong cuốn sách này đầy đủ hơn danh mục nêu trên.

Xem thêm: Cơ sở dữ liệu tực tuyền về quyền con người của Khoa Luật - ĐH Quốc gia Hà Nội: http://hr.law.vnu.edu.vn/

* Các bạn đọc, đặc biệt là giới luật gia, quan tâm có thể liên lạc với Khoa Luật, ĐH Quốc gia Hà Nội để nhận sách tặng (sách Giới thiệu này và các tư liệu khác) theo địa chỉ email: lakhanhtung@gmail.com.

 


Các tin khác: