SỐ 8 - QUYỀN ĐƯỢC XÉT XỬ CÔNG BẰNG
Quyền về xét xử công bằng (the right to a fair trial) thực chất là một tập hợp các bảo đảm tố tụng nhằm bảo đảm quá trình xét xử được công bằng, trong đó bao gồm các khía cạnh như được bình đẳng trước tòa án (equality before a court), được suy đoán vô tội (assumption of innocence); không bị áp dụng hồi tố (prohibition of ex post facto laws); và không bị bỏ tù chỉ vì không hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng (prohibition of imprisonment for debt). Trong một số tài liệu, mỗi bảo đảm này được coi như là một quyền con người cụ thể.


Quyền được xét xử công bằng đầu tiên được đề cập trong các Điều 10 và 11 UDHR. Theo Điều 10, mọi người đều bình đẳng về quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một toà án độc lập và khách quan để xác định các quyền và nghĩa vụ của họ, cũng như về bất cứ sự buộc tội nào đối với họ. Điều 11 bổ sung thêm một số khía cạnh cụ thể, theo đó: Mọi người, nếu bị cáo buộc về hình sự, đều có quyền được coi là vô tội cho đến khi được chứng minh là phạm tội theo pháp luật, tại một phiên toà xét xử công khai, nơi người đó được bảo đảm những điều kiện cần thiết để bào chữa cho mình. Không ai bị cáo buộc là phạm tội vì bất cứ hành vi hoặc sự tắc trách nào mà không cấu thành một phạm tội hình sự theo pháp luật quốc gia hay pháp luật quốc tế vào thời điểm thực hiện hành vi hay có sự tắc trách đó. Cũng không ai bị tuyên phạt nặng hơn mức hình phạt được quy định vào thời điểm hành vi phạm tội được thực hiện.

Các quy định kể trên sau đó được tái khẳng định và cụ thể hóa trong các Điều 14, 15 và 11 ICCPR.

 Điều 14 ICCPR cụ thể hóa các quyền bình đẳng trước tòa án, quyền được suy đoán vô tội và một loạt bảo đảm tố tụng tối thiểu khác dành cho bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự, theo đó:

1. Mọi người đều bình đẳng trước các toà án và cơ quan tài phán. Mọi người đều có quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một toà án có thẩm quyền, độc lập, không thiên vị và được lập ra trên cơ sở pháp luật để quyết định về lời buộc tội người đó trong các vụ án hình sự, hoặc để xác định quyền và nghĩa vụ của người đó trong các vụ kiện dân sự. Báo chí và công chúng có thể không được phép tham dự toàn bộ hoặc một phần của phiên toà vì lý do đạo đức, trật tự công cộng hoặc an ninh quốc gia trong một xã hội dân chủ, hoặc vì lợi ích cuộc sống riêng tư của các bên tham gia tố tụng, hoặc trong chừng mực cần thiết, theo ý kiến của toà án, trong những hoàn cảnh đặc biệt mà việc xét xử công khai có thể làm phương hại đến lợi ích của công lý. Tuy nhiên mọi phán quyết trong vụ án hình sự hoặc vụ kiện dân sự phải được tuyên công khai, trừ trường hợp vì lợi ích của người chưa thành niên hay vụ việc liên quan đến những tranh chấp hôn nhân hoặc quyền giám hộ trẻ em.

2. Người bị cáo buộc là phạm tội hình sự có quyền được coi là vô tội cho tới khi hành vi phạm tội của người đó được chứng minh theo pháp luật.

3. Trong quá trình xét xử về một tội hình sự, mọi người đều có quyền được hưởng một cách đầy đủ và hoàn toàn bình đẳng những bảo đảm tối thiểu sau đây:

a) Được thông báo không chậm trễ và chi tiết bằng một ngôn ngữ mà người đó hiểu về bản chất và lý do buộc tội mình;

b) Có đủ thời gian và điều kiện thuận lợi để chuẩn bị bào chữa và liên hệ với người bào chữa do chính mình lựa chọn;

c) Được xét xử mà không bị trì hoãn một cách vô lý;

d) Được có mặt trong khi xét xử và được tự bào chữa hoặc thông qua sự trợ giúp  pháp lý theo sự lựa chọn của mình; được thông báo về quyền này nếu chưa có sự trợ giúp pháp lý; và được nhận sự trợ giúp pháp lý theo chỉ định trong  trường hợp lợi ích của công lý đòi hỏi và không phải trả tiền cho sự trợ giúp đó nếu không có đủ điều kiện trả;

e) Được thẩm vấn hoặc yêu cầu thẩm vấn những nhân chứng buộc tội mình, và được mời người làm chứng gỡ tội cho mình tới phiên toà và thẩm vấn họ tại toà với những điều kiện tương tự như đối với những người làm chứng buộc tội mình;

f) Được có phiên dịch miễn phí nếu không hiểu hoặc không nói được ngôn ngữ sử dụng trong phiên toà;

g) Không bị buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận là mình có tội.

4. Tố tụng áp dụng đối với những người chưa thành niên phải xem xét tới độ tuổi của họ và mục đích thúc đẩy sự phục hồi nhân cách của họ.

5. Bất cứ người nào bị kết án là phạm tội đều có quyền yêu cầu toà án cấp cao hơn xem xét lại bản án và hình phạt đối với mình theo quy định pháp luật.

6. Khi một người bị kết án về một tội hình sự bởi một quyết định chung thẩm và sau đó bản án bị huỷ bỏ, hoặc người đó được tha trên cơ sở tình tiết mới hoặc phát hiện mới cho thấy rõ ràng có sự xét xử oan, thì người đã phải chịu hình phạt theo bản án trên, theo luật, có quyền yêu cầu được bồi thường, trừ  trường hợp cơ quan tố tụng chứng minh rằng việc sự thật không được làm sáng tỏ tại thời điểm đó hoàn toàn hoặc một phần là do lỗi của người bị kết án gây ra.

7. Không ai bị đưa ra xét xử hoặc bị trừng phạt lần thứ hai về cùng một tội phạm mà người đó đã bị kết án hoặc đã được tuyên trắng án phù hợp với pháp luật và thủ tục tố tụng hình sự của mỗi nước.



Liên quan đến Điều 14, bên cạnh những khía cạnh đã được nêu cụ thể như trên, trong Bình luận chung số 13 thông qua tại Phiên họp lần thứ 21 năm 1984, HRC đã làm rõ thêm một số khía cạnh khác mà có thể tóm tắt như sau:

Thứ nhất, Điều 14 có nội dung đa dạng nhưng tất cả đều hướng vào mục đích nhằm bảo đảm sự chính xác và công bằng trong hoạt động tư pháp. Nội dung của Điều này cần được sử dụng như là cơ sở không chỉ trong hoạt động truy tố và xét xử tội phạm, mà còn trong việc xác định các quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo, cụ thể như các quyền bình đẳng trước tòa án và trước thẩm phán, quyền được bào chữa, được xét xử công khai bởi một tòa án có đủ thẩm quyền, độc lập và vô tư, được thành lập theo pháp luật (các đoạn 1 và 2).

Thứ hai, Điều 14 áp dụng cho tất cả các dạng tòa án và thẩm phán, bất kể tòa án thông thường, tòa án quân sự hay tòa án đặc biệt. Và mặc dù ICCPR không cấm việc thành lập các tòa án quân sự hay tòa án đặc biệt nhưng việc sử dụng các tòa án đó để xét xử các vụ việc dân sự là sự đe dọa nghiêm trọng đến tính công bằng, độc lập và vô tư của các tòa án và thẩm phán (đoạn 4).

Thứ ba, những quy định trong Khoản 3 Điều 14 chỉ là những bảo đảm tối thiểu để thực hiện yêu cầu về xét xử công bằng (đoạn 5).

Thứ tư, yêu cầu về việc được thông báo không chậm trễ và chi tiết bằng một ngôn ngữ mà người đó hiểu về bản chất và lý do buộc tội mình là bảo đảm tối thiểu đầu tiên mà bị can, bị cáo được hưởng trong tiến trình tố tụng. Quy định này áp dụng cho tất cả mọi trường hợp bị cáo buộc phạm tội, kể cả những người không bị tạm giữ, tạm giam. Yêu cầu về việc thông báo không chậm trễ đòi hỏi việc này phải được thực hiện ngay sau khi có sự buộc tội bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới dạng thông báo nói hay văn bản, nhưng phải chỉ ra những chứng cứ và quy định pháp luật được viện dẫn để buộc tội (đoạn 8).

Thứ năm, việc xác định thời gian thích hợp để người bị buộc tội có thể chuẩn bị bào chữa và liên hệ với luật sư phụ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi vụ án, còn việc dành cho họ điều kiện thuận lợi trong vấn đề này thì liên quan đến các yếu tố như: hoạt động thu thập tài liệu và bằng chứng cần cho việc bào chữa, cơ hội thuê và tiếp xúc với luật sư...(đoạn 9).

Thứ sáu, yêu cầu được xét xử mà không bị trì hoãn một cách vô lý không chỉ liên quan đến khoảng thời gian từ khi bị cáo buộc đến khi mở phiên tòa, mà còn đến thời gian xét xử tại tòa và thời gian giữa hai phiên xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, tất cả đều không được trì hoãn quá lâu (đoạn 10).

Thứ bảy, yêu cầu được có phiên dịch miễn phí nếu không hiểu hoặc không nói được ngôn ngữ sử dụng trong phiên toà phải được đáp ứng mà không phụ thuộc vào kết quả của hoạt động tố tụng, và phải được áp dụng cả với người nước ngoài cũng như với công dân của nước mình nếu cần thiết (đoạn 13).

Thứ tám, để thực hiện được bảo đảm không bị buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận là mình có tội cần phải thực hiện các quyền quy định trong các Điều 7 và Khoản 1 Điều 10 ICCPR. Thêm vào đó, luật pháp quốc gia cần có quy định chứng cứ thu được từ việc sử dụng các biện pháp tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay từ bất cứ hình thức ép buộc nào khác trong hoạt động tố tụng là vô giá trị (đoạn 14).

Thứ chín, để thực hiện các bảo đảm nêu ở các Khoản 1 và 3 Điều 14 ICCPR, các thẩm phán cần được trao quyền giải quyết những khiếu nại, tố cáo về việc vi phạm các quyền của bị can, bị cáo trong bất kỳ giai đoạn tố tụng nào (đoạn 15).

Thứ mười, người chưa thành niên làm trái pháp luật phải được hưởng những báo đảm tố tụng ít nhất cũng ngang bằng với những bảo đảm áp dụng với những người đã thành niên. Việc thi hành tố tụng với những người chưa thành niên làm trái pháp luật cần tính đến độ tuổi của các em và mục đích khuyến khích các em hoàn lương, mà thể hiện qua các khía cạnh như: xác định độ tuổi tối thiểu phải chịu trách nhiệm hình sự và độ tuổi tối đa một người có thể được coi là chưa thành niên; xây dựng các tòa án, luật và thủ tục tố tụng đặc biệt áp dụng với người chưa thành niên và bảo đảm rằng những luật và thủ tục đặc biệt đó đã tính đến mục đích khuyến khích các em hoàn lương (đoạn 16).

Thứ mười một, quy định bất kỳ người nào bị kết án đều có quyền yêu cầu toà án cấp cao hơn xem xét lại bản án và hình phạt đối với mình theo quy định của pháp luật cần được áp dụng với mọi trường hợp phạm tội chứ không chỉ với những trường hợp phạm tội nghiêm trọng (đoạn 17).



Điều 15 ICCPR chi tiết hóa bảo đảm về quyền không bị xét xử hồi tố, trong đó nêu rõ: Không ai bị coi là phạm tội vì một hành động hoặc không hành động mà không cấu thành tội phạm theo pháp luật quốc gia hoặc pháp luật quốc tế tại thời điểm thực hiện hành vi đó. Cũng không được áp dụng hình phạt nặng hơn hình phạt đã ấn định tại thời điểm hành vi phạm tội được thực hiện. Nếu sau khi xảy ra hành vi phạm tội mà luật pháp quy định hình phạt nhẹ hơn với hành vi đó, thì người phạm tội được hưởng mức hình phạt nhẹ hơn.

 HRC hiện chưa đưa ra bình luận chung nào về nội dung của Điều 15,  tuy nhiên, có một khía cạnh mà các chuyên gia luật quốc tế về quyền con người đều đã thống nhất, đó là quy định ở Điều 15 được áp dụng cả trong bối cảnh khẩn cấp của quốc gia. Hay nói cách khác, trong mọi tình huống, nguyên tắc “không có tội khi luật chưa quy định ở thời điểm thực hiện hành vi’ đều phải được áp dụng.

Điều 11 ICCPR tái khẳng định bảo đảm về quyền không bị bỏ tù chỉ vì không hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng, trong đó nêu rõ: Không ai bị bỏ tù chỉ vì lý do không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng. Tương tự như Điều 15, HRC hiện chưa có bình luận chung nào về nội dung của Điều 11. Tuy nhiên, theo ý kiến các chuyên gia, cụm từ khả năng hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng đề cập đến những nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch dân sự và thương mại, mà thông thường không bị coi là tội phạm nếu như không có yếu tố lừa đảo.

(Theo Giáo trình Lý luận và Pháp luật về quyền con người, Khoa Luật - ĐHQGHN, NXB CTQG, 2009, tr.210 - 217)


BÌNH LUẬN CỦA ỦY BAN NHÂN QUYỀN (GIÁM SÁT THỰC THI ICCPR)

BÌNH LUẬN CHUNG SỐ 32QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC TÒA ÁN VÀ QUYỀN ĐƯỢC XÉT XỬ CÔNG BẰNG*

---------------------------------

I. Các chú thích

1.   Bình luận chung này thay thế Bình luận chung số 13 (phiên họp thứ 21).

2.   Quyền bình đẳng trước phiên tòa và toà án và quyền được xét xử công bằng là một yếu tố quan trọng để bảo vệ quyền con người và là một phương thức thủ tục để bảo vệ pháp quyền. Điều 14 của Công ước nhằm mục tiêu đảm bảo công lý và là tiền đề để đảm bảo một loạt quyền cụ thể.

3.   Điều 14 có tính chất đặc biệt phức tạp, kết hợp các đảm bảo khác nhau và phạm vi áp dụng khác nhau. Câu đầu tiên củađoạn  1 là đảm bảo chung về bình đẳng trước phiên tòa và toà án, được áp dụng bất kể bản chất của các thủ tục tố tụng của các cơ quan đó. Câu thứ hai của cùngđoạn  cho phép các cá nhân được xét xử một cách công bằng và tranh tụng trước một tòa án có thẩm quyền, độc lập và không thiên vị, được thành lập theo pháp luật, nếu họ bị kết tội. Trong các thủ tục tố tụng đó, các cơ quan truyền thông và công chúng có thể không được tham dự phiên trong một số trường hợp xác định nêu ở câu thứ ba củađoạn  1. Các khoản 2 đến 5 của Điều 14 đề cập đến những bảo đảm áp dụng cho những người bị cáo buộc phạm tội.đoạn  6 đảm bảo quyền trọng yếu là được bồi thường trong trường hợp bị oan sai trong các vụ hình sự.đoạn  7 cấm việc buộc tội hai lần và do đó đảm bảo các cá nhân  không bị xét xử hay trừng phạt một lần nữa cho cùng một hành vi phạm tội mà trước đó cá nhân đã bị kết án hoặc được tha bổng. Trong báo cáo của mình, các  Công ước cần phân biệt rõ ràng giữa các khía cạnh khác nhau của quyền được xét xử công bằng.

4.   Điều 14 yêu cầu các  phải tôn trọng và việc thực hiện các bảo đảm tố tụng quy định ở Điều này, bất kể truyền thống pháp lý và pháp luật của mỗi quốc gia . Các Quốc gia  phải báo cáo về quy định về những đảm bảo tố tụng đó trong hệ thống pháp luật nước mình, Ủy ban cũng lưu ý là không thể dựa hoàn toàn vào các biện pháp lập pháp để bảo đảm thực thi các bảo đảm nêu trong Điều này của Công ước.

5.   Trong khi các điều khoản bảo lưu với những bảo đảm cụ thể ở Điều 14 có thể chấp nhận được, một điều khoản bảo lưu chung về quyền được xét xử công bằng sẽ bị coi là không tương thích với đối tượng và mục tiêu của Công ước.[1]

6.   Trong khi các quyền quy định trong Điều 14 không thuộc về các quyền không thể bị tạm ngừng thực hiện theo như quy định ở Điều 4đoạn  2 của Công ước, các  khi áp dụng việc tạm ngừng thực hiện quyền quy định ở Điều 14 trong những trường hợp khẩn cấp phải đảm bảo rằng hạn chế đó không được vượt quá những yêu cầu  khẩn cấp của tình hình thực tế.  Việc đảm bảo phiên toà công bằng sẽ không bao giờ bị đặt điều kiện vào những phương thức vi phạm các quyền không thể vi phạm. Do đó, ví dụ toàn bộ các quyền như trong Điều 6 của Công ước là không thể vi phạm, mọi phiên tòa dẫn đến việc áp dụng án tử hình trong tình trạng khẩn cấp phải phù hợp quy định của Công ước, bao gồm tất cả các yêu cầu của Điều 14.[2] Tương tự, toàn bộ Điều 7 cũng không thể bị vi phạm, nếu không có phán quyết hoặc luận tội, hoặc, về nguyên tắc, bằng chứng thu được trong điều khoản này có thể được gọi là bằng chứng của thủ tục tố tụng của Điều 14, kể cả trong tình trạng khẩn cấp,[3] ngoại trừ nếu một phán quyết trái với nguyên tắc của Điều 7 được sử dụng làm bằng chứng rằng có hành vi tra tấn hoặc hành vi khác do điều này cấm.[4] Trong mọi trường hợp, ngăn cấm làm sai lệch các nguyên tắc cơ bản của xét xử công bằng, bao gồm cả giả định vô tội. [5]

II. Bình đẳng trước phiên tòa và tòa án

7.   Câu đầu tiên củađoạn  1 Điều 14 bảo đảm những điều kiện về quyền bình đẳng trước phiên tòa và tòa án. Bảo đảm này không chỉ áp dụng cho các tòa án như trong trong câu thứ hai củađoạn  này của điều 14, mà còn phải được áp dụng cho bất cứ cơ quan tài phán nào được quy định theo pháp luật của quốc gia . [6]

8.   Quyền bình đẳng trước phiên tòa và Toà án, trong điều kiện chung, đảm bảo những nguyên tắc được đề cập trong câu thứ hai của Điều 14,đoạn  1, tiếp cận công bằng và bình đẳng, đảm đảm bảo rằng các bên tham gia tố tụng được đối xử không có phân biệt đối xử nào.

9.   Điều 14 bao gồm quyền tiếp cận tòa án trong trường hợp xác định tội hình sự và các quyền và nghĩa vụ phù hợp với pháp luật. Tiếp cận công lý cần được đảm bảo có hiệu quả trong mọi trường hợp để đảm bảo rằng theo thủ tục, cá nhân không bị tước quyền tiếp cận công lý. Quyền tiếp cận các phiên tòa và tòa án và bình đẳng trước tòa không chỉ giới hạn cho công dân của các  của Công ước mà cho tất cả các cá nhân, bất kể có quốc tịch nước nào hay là người không quốc tịch, hoặc có bất cứ vị thế nào, ví dụ như người tị nạn, người xin tị nạn, lao động di trú, trẻ em không có người chăm sóc và những người khác mà hiện diện trên lãnh thổ quốc gia  đó hoặc nằm dưới quyền tài phán của quốc gia . Nếu có tình huống một cá nhân không tiếp cận được với tòa án, thì có nghĩa là quốc gia  đã không đảm bảo được, một cách chính thức hay không chính thức, quy định của Điều 14,đoạn  1, câu đầu tiên. [7] Điều đảm bảo này cũng cấm mọi sự phân biệt về quyền tiếp cận với  tòa án mà không dựa trên luật pháp và không thể biện minh bằng các căn cứ hợp lý và khách quan. Sẽ là vi phạm các bảo đảm này nếu người nào đó không thể đưa một vụ việc ra tòa với lý do chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị, dân tộc hay nguồn gốc, tài sản, nơi sinh hoặc tình trạng khác.[8]

10.   Việc có hay không có trợ giúp pháp lý thường được xác định khi một người có thể hoặc không thể tiếp cận được các thủ tục tố tụng hoặc tham gia vào quá trình tố tụng một cách thực chất. Trong khi Điều 14 rõ ràng nhằm giải quyết các đảm bảo về trợ giúp pháp lý trong tố tụng hình sự theođoạn  3 (d), các  được khuyến khích cung cấp trợ giúp pháp lý miễn phí cho các cá nhân trong trường hợp mà họ không có khả năng trả tiền. Trong một số trường hợp, các quốc gia  thậm chí còn có nghĩa vụ làm như vậy. Ví dụ, nếu có người bị kết án tử hình mà không đủ khả năng để trả các chi phí trợ giúp pháp lý thì Nhà nước có nghĩa vụ cung cấp trợ giúp pháp lý theo Điều 14, khoản 1, cùng với các quyền như là một biện pháp khắc phục hiệu quả được nêu tại Điều 2, khoản 3 của Công ước. [9]

11.   Tương tự, việc áp dụng lệ phí với các bên tố tụng mà trên thực tế ngăn cản sự tiếp cận công lý có thể bị coi là trái với quy định tại Điều 14, khoản 1.[10] Đặc biệt, theo luật thì bắt buộc phải cho bên thắng kiện sẽ được miễn các chi phí mà nếu không có các xem xét các ngụ ý hoặc không cung cấp các hỗ trợ pháp lý thì đã có thể có ảnh hưởng khác nhau tới khả năng của người đó chứng minh quyền của họ theo Công ước trong các thủ tục tố tụng họ có thể có được. [11]

12.   Quyền tiếp cận công bằng với tòa án thể hiện tại Điều 14, khoản 1 là tiếp cận về thủ tục sơ thẩm và không giải quyết quyền kháng cáo hoặc các biện pháp sửa chữa sai lầm khác[12].

13.   Quyền bình đẳng trước toà án cũng nhằm đảm bảo sự bình đẳng về quyền lực. Điều này có nghĩa là các quyền tố tụng sẽ được dành cho tất cả các bên, trừ khi có sự phân biệt được quy định bởi pháp luật và có thể giải thích một cách hợp lý và khách quan và không dẫn đến sự bất lợi hoặc bất công cho bên tố tụng khác [13] Ví dụ, sẽ không có sự bình đẳng về quyền lực nếu chỉ có các công tố viên mà nhưng không bao gồm bị đơn được phép kháng cáo phán quyết của tòa.[14] Nguyên tắc bình đẳng giữa các bên cũng được áp dụng trong tố tựng dân sự, trong đó yêu cầu mỗi bên được có cơ hội được tranh cãi và cân nhắc về bằng chứng do bên kia viện dẫn. [15] Trong trường hợp đặc biệt, bị đơn nghèo cũng có thể yêu cầu sự giúp đỡ miễn phí của một thông dịch viên nếu không thể tham gia tố tụng trên cơ sở bình đẳng hoặc cần kiểm tra việc làm chứng.

14.   Bình đẳng trước toà án cũng yêu cầu các trường hợp tương tự được xử lý với thủ tục tố tụng tương tự. Ví dụ, nếu các thủ tục hình sự đặc biệt hoặc tòa án đựợc thiết lập một cách đặc biệt để xử lý một số dạng vụ việc[16] thì phải có căn cứ hợp lý và khách quan để giải thích sự khác biệt đó.

III. Xét xử công bằng và công khai bởi một tòa án độc lập, khách quan và có thẩm quyền

15.   Quyền được tham dự điều trần công bằng và công khai trước tòa án có thẩm quyền, độc lập và khách quan được pháp luật đảm bảo, theo câu thứ hai của điều 14,đoạn  1, trong trường hợp liên quan đến việc xác định tội hình sự đối với cá nhân hoặc quyền và nghĩa vụ của họ phù hợp với pháp luật. Tội hình sự về nguyên tắc liên quan đến hành vi cần bị trừng phạt theo luật hình sự trong nước. Khái niệm này cũng có thể mở rộng liên quan đến các hành vi về bản chất có sự trừng phạt đó, bất kể tác động của chúng với pháp luật quốc gia , phải được coi là hình sự theo mục đích, tính chất hay mức độ nghiêm trọng. [17]

16.   Khái niệm về xác định quyền và nghĩa vụ “phù hợp với luật pháp" (bản chất dân sự) thì  phức tạp hơn. Có các cách diễn đạt khác nhau về thuật ngữ này mà được nêu ở Điều 53 Công ước, nhưng có giá trị như nhau, và các biên bản soạn thảo Công ước (travaux préparatoires) không giải thích sự khác biệt của các văn bản ngôn ngữ khác nhau. Uỷ ban ghi chú rằng khái niệm “phù hợp với pháp luật" hoặc những khái niệm tương đương trong các văn bản ngôn ngữ khác được dựa trên vấn đề về bản chất của các quyền  hơn là về tình trạng của các bên hoặc hệ thông pháp lý quốc gia  khi xác định các quyền cụ thể. [18] Khái niệm nàu bao gồm những yếu tố: (a) các thủ tục tư pháp nhằm xác định quyền và nghĩa vụ liên quan đến các lĩnh vực hợp đồng, tài sản và sai phạm về luật tư nhân, cũng như: (b) tương đương với khái niệm trong lĩnh vực luật hành chính như việc chấm dứt việc làm của công chức vì lý do khác hơn là kỷ luật [19], xác định lợi ích an sinh xã hội [20] hoặc hưu trí của các quân nhân, [21] hoặc các thủ tục liên quan đến việc sử dụng đất công [22] hoặc chiếm đoạt tài sản tư. Ngoài ra, nó có thể (c) bao gồm các thủ tục khác, tuy nhiên, phải được đánh giá theo từng trường hợp về bản chất của các quyền.

17.   Mặt khác, quyền tiếp cận với tòa án theo quy định ở Điều 14, khoản 1, câu thứ hai, không áp dụng trong pháp luật quốc gia  mà luật đó không nhận bất kì quyền lợi cho đương sự. Vì lý do này, Ủy ban không áp dụng điều khoản này nếu pháp luật của  không công nhận quyền được đề bạt vị trí hơn công vụ [23], để được bổ nhiệm làm thẩm phán [24] hoặc để cơ quan thực thi giảm tội cho án tử hình [25]. Hơn nữa, không xác định quyền và nghĩa vụ phù hợp với luật pháp với các đương sự như công chức[26] đang chịu các biện pháp kiểm soát hành chính bởi cấp trên như kỷ luật mà không phải là chế tài hình sự, thành viên của quân đội, hoặc tù nhân. Hơn nữa, đảm bảo này cũng không áp dụng trong trường hợp dẫn độ, trục xuất và thủ tục trục xuất. [27] Mặc dù trong trường hợp không có quyền tiếp cận với tòa án theo quy định ở Điều 14,đoạn  1, câu thứ hai, và trong những trường hợp tương tự, các đảm bảo về thủ tục khác vẫn có thể áp dụng. [28]

18.   Quan niệm về “tòa án " như trong Điều 14,đoạn  1 có nghĩa là một cơ quan, bất kể tên gọi của nó, được thành lập theo pháp luật, độc lập với hành pháp và lập pháp hoặc trong trường hợp cụ thể có sự độc lập xét xử trong việc ra các phán quyết . Điều 14, khoản 1, câu thứ hai, đảm bảo quyền tiếp cận với toà án cho tất cả những người bị cáo buộc phạm tội. Quyền này không bị hạn chế và việc một cơ quan nào không phải là tòa án ra bản án là vi phạm điều khoản này. Tương tự, theo ý nghĩa của điều khoản này, bất cứ khi nào các quyền và nghĩa vụ phù hợp với luật pháp cũng phải được thực hiện thông qua thủ tục tố tụng bởi một tòa án. Nếu nhà nước không thể thành lập một tòa án có thẩm quyền để xác định các quyền và nghĩa vụ hoặc cho phép tiếp cận với một tòa án như vậy trong các vụ cụ thể thì nhà nước đó đã vi phạm Điều 14, và nếu những hạn chế như vậy không dựa trên pháp luật và không có mục tiêu phù hợp về công lý, hoặc dựa trên các trường hợp ngoại lệ của luật pháp quốc tế như miễn trừ, hoặc tiếp cận ở mức độ mà sẽ làm suy yếu bản chất của quyền.

19.   Các yêu cầu về thẩm quyền, tính độc lập và tính không thiên vị của tòa án theo ý nghĩa của Điều 14,đoạn  1, là một quyền tuyệt đối, không phụ thuộc vào bất kỳ trường hợp ngoại lệ nào. [29] Yêu cầu về tính độc lập đề cập cụ thể tới thủ tục và năng lực của việc bổ nhiệm thẩm phán, và đảm bảo an ninh của họ cho đến hết nhiệm kỳ hay đến tuổi nghỉ hưu và các điều kiện thăng tiến, chuyển chỗ, đình chỉ và chấm dứt các chức vụ của họ, và độc lập tư pháp thực sự khỏi sự can thiệp từ các tổ chwucs chính trị hoặc từ các ngành hành pháp và lập pháp. Các quốc gia  cần áp dụng các biện pháp cụ thể để đảm bảo sự độc lập của tư pháp, bảo vệ thẩm phán từ khỏi bất kỳ ảnh hưởng chính trị nào thông qua những quy định trong Hiến pháp hoặc luật pháp  để xác định những thủ tục pháp lý và tiêu chuẩn khách quan trong việc tuyển chọn, bổ nhiệm, lương, nhiệm kỳ, thăng tiến, đình chỉ và miễn nhiệm các thành viên của ngành tư pháp và việc kỷ luật đối với họ.[30] Trong trường hợp các chức năng và năng lực của các ngành tư pháp và hành pháp không có sự khác biệt rõ ràng hoặc trong trường hợp ,à ngành hành pháp có thể chỉ đạo tư pháp là không phù hợp với khái niệm độc lập của tòa án. [31] Cần thiết phải bảo vệ các thẩm phán khỏi những xung đột về lợi ích và các mối đe dọa. Sự độc lập của thẩm phán liên quan đến cả những vấn đề như nhiệm kỳ, an ninh, thù lao, điều kiện của dịch vụ, lương hưu và tuổi nghỉ hưu...tất cả cần phải được pháp luật đảm bảo.

20.   Thẩm phán có thể bị miễn nhiệm trên cơ sở xem xét tính chất nghiêm trọng của hành vi sai trái của họ hoặc do họ thiếu năng lực để đảm bảo tính khách quan và và không thiên vị trong hoạt động nghề nghiệp theo hiến pháp hoặc pháp luật. Việc miễn nhiệm các thẩm phán bởi cơ quan hành pháp, ví dụ miễn nhiệm trước thời hạn mà không có  lý do cụ thể hay sự bảo vệ tư pháp hiệu quả là không tương thích với nguyên tắc độc lập của tư pháp. [32] Điều này cũng đúng với trường hợp sa thải thẩm phán bị cáo buộc là tham nhũng mà không theo bất kỳ thủ tục pháp luật nào. [33]

21.   Yêu cầu về không thiên vị có hai khía cạnh. Thứ nhất, các thẩm phán không được cho phép phán quyết của họ bị ảnh hưởng bởi sự thiên vị hay thành kiến cá nhân, và cũng không được dựa trên các quan niệm có sẵn hay hành động theo cách vì lợi ích của một trong các bên tham gia mà làm của các tổn hại tới bên khác.[34] Thứ hai, phiên tòa phải hợp lý và khách quan. Ví dụ, phiên tòa do một thẩm phán không đủ năng lực thực hiện việc xét xử thông thường không được coi là khách quan.[35]

22.   Các quy định của Điều 14 áp dụng cho tất cả các toà án, bao gồm các tòa thông thường, tòa đặc biệt, tòa dân sự hoặc tòa quân sự. Ủy ban cũng lưu ý rằng ở nhiều quốc gia  có các tòa án quân sự hoặc tòa đặc biệt thực hiện việc xét xử dân thường. Trong khi Công ước không cấm việc các tòa đặc biệt hay tòa quân sự xét xử các vụ việc dân sự, nhưng đòi hỏi việc xét xử  như vậy phải phù hợp với những yêu cầu của Điều 14 và cần đảm bảo rằng các thủ tục tố tụng không bị thay đổi theo tính chất của các tòa đó. Uỷ ban cũng ghi chú rằng các vụ án dân sự được xét xử tại các tòa quân sự hoặc tòa đặc biệt[36] có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến tính công bằng, khách quan và độc lập của công lý. Vì vậy, điều cần thiết và quan trọng là phải có các biện pháp nhằm đảm bảo rằng việc xét xử được diễn ra theo những điều kiện quy định ở Điều 14. Xét xử các vụ việc dân sự bởi tòa quân sự hay tòa án đặc biệt cần được giới hạn trong những trường hợp mà chỉ khi Nhà nước giải thích được rằng việc xét xử đó là cần thiết và có lý do khách quan liên quan đến tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội của một số loại cá nhân và một số loại tội đặc biệt mà tòa dân sự thông thường không thể  xét xử. [37]

23.   Một số quốc gia  có thiết lập toà án đặc biệt theo kiểu "thẩm phán không lộ mặt", ví dụ như trong việc xét xử những kẻ khủng bố. Toà án như vậy, ngay cả khi các thẩm phán như vậy đã được công nhận bởi một cơ quan độc lập, cũng thường thấy là công chúng hay cả đại diện của người bị kết án[38] hay người bị kết án không được biết tới danh tính của thẩm phán và cũng không có các thủ tục tố tụng [39], hạn chế quyền có luật sư theo lựa chọn [40] hạn chế quyền tiếp xúc với luật sư, cụ thể là bị giam riêng [41], đe dọa với luật sư [42] không đủ thời gian để chuẩn bị vụ kiện [43], hoặc hạn chế hoạc từ chối quyền triệu tập và thẩm tra nhân chứng, bao gồm cấm kiếm tra chéo các nhân chứng, ví dụ cảnh sách có trách nhiệm bắt giữ và thẩm vấn bị đơn. [44] Tòa án có hay không có các thẩm phán vô danh, trong những trường hopự như vậy không đáp ứng được tiêu chuẩn của xét xử cộng bằng, và cụ thể là yếu cầu về tòa án độc lập và không thiên vị[45]

24.   Điều 14 cũng phù hợp khi một nhà nước có quy định thiết lập tòa án trên cơ sở luật tập quán, hoặc tòa án tôn giáo làm chức năng tư pháp. Những tòa như vậy không thể có phán quyết bắt buộc được nhà nước công nhận, trừ trường hợp đáp ứng được các yêu cầu sau: thủ tục tố tụng trước tòa chỉ liên quan đến vấn đề dân sự và hình sự nhỏ, đáp ứng được các yêu cầu về xét xử công bằng và các đảm bảo phù hợp khác của Công ước, và các phán quyết được các tòa án nhà nước khác xác nhận theo những đảm bảo của Công ước và có thể bị các bên liên quan thách thức về thủ tục như trong điều 14 của Công ước. Các nguyên tắc này không khác biệt với những quy định chung của nhà nước nhằm bảo vệ quyền như trong Công ước mà không bị tác động của các tòa án tôn giáo hay xét xử có tính tập quán.  

25.   Khái niệm xét xử công bằng bao gồm đảm bảo có điều trần công khai và công bằng. Công bằng trong thủ tục tố tụng là việc không có những ảnh hưởng gián tiếp và trực tiếp, áp lực hay gợi ý hay áp đặt của bất cứ phía nào, nhằm bất cứ mục đích nào với việc xét xử. Ví dụ, phiên tòa sẽ không được coi là công bằng nếu bị cáo phải đối mặt với thái độ thù địch từ phía công chúng hay bởi một bên trong phòng xử án mà có thể ảnh hưởng tới quyền bào chữa [46]. Nếu người xét xử [47]thể hiện thái độ phân biệt, thành kiến về chủng tộc không thể chấp nhận được tại tòa án thì cũng là vi phạm với nguyên tắc xét xử công bằng.

26.   Điều 14 chỉ đảm bảo công bằng và bình đẳng về thủ tục và không được hiểu là đảm bảo tòa án có thẩm quyền không có vi phạm.[48] Nhìn chung thì tòa án của các  đánh giá các thực tế và chứng cứ, hoặc áp dụng các quy định pháp luật trong từng trường hợp cụ thể, trừ khi những đánh giá hay áp dụng đó rõ ràng thiên vị hoặc dẫn đến hành vi sai lầm hoặc vi phạm công lý. Trường hợp khác là tòa án vi phạm tư cách về tính độc lập và không thiên vị.[49] Những tiêu chuẩn đó cần áp dụng cho tất cả các thẩm phán và những người trong bồi thẩm đoàn. [50]

27.   Một khía cạnh quan trọng của phiên tòa công khai là tính chất nhanh chóng. Vấn đề xét xử không chậm trễ trong tố tụng hình sự được đề cập trong khoản 3 (c) của Điều 14, theo đó, sự chậm trễ trong thủ tục tố tụng mà không thể biện minh bởi sự phức tạp của vụ án hoặc những hành vi của các bên là trái với nguyên tắc xét xử công bằng theođoạn  1 của Điều này. [51] Trong trường hợp chậm trễ này là do thiếu nguồn lực thì  cần bổ sung ngân sách cho thực thi pháp luật. [52]

28.   Tất cả các xét xử vụ hình sự liên quan tới luật pháp phải được thực hiện trên nguyên tắc tranh tụng công khai tại phiên tòa. Phiên tòa công khai đảm bảo sự minh bạch của các thủ tục tố tụng và do đó có ý nghĩa quan trọng để bảo vệ lợi ích của các cá nhân và của toàn xã hội. Toà án phải cung cấp thông tin về thời gian và địa điểm của phiên tòa cho công chúng và cung cấp những cơ sở đủ để đảm bảo sự tham dự của các thành viên quan tâm trong công chúng, trong giới hạn thời gian hợp lý và có tính đến những yêu cầu và thời gian xét xử [53]. Yêu cầu một phiên tòa công khai không nhất thiết phải áp dụng cho tất cả các phiên tòa phúc thẩm[54] của tòa án hoặc của các cơ quan tài phán khác.[55]

29.   Điều 14 khoản 1 ghi nhận rằng tòa án có quyền xử kín, không cho phép sự tham gia của tất cả hay một phần công chúng vì những lý do đạo đức, trật tự công cộng (ordre public) hoặc an ninh quốc gia  trong một xã hội dân chủ, hoặc khi cần thiết để bảo đảm tính riêng tư của các bên, hoặc khi đặc biệt cần thiết nhằm đảm bảo những ý kiến của tòa không bị thành kiến do ảnh hưởng của công luận. Ngoài những trường hợp đặc biệt, các phiên tòa cần được mở công khai cho công chúng, bao gồm giới truyền thông, tham dự, không được giới hạn cho một số người cụ thể. Trong trường hợp không cho công chúng tham dự phiên tòa thì phán quyết và các phát hiện, chứng cứ và lý giải pháp lý cần được công khai trừ khi có yêu cầu cụ thể liên quan đến đối tượng là vị thành niên, hoặc các thủ tục liên quan đến tranh chấp về tài sản hôn nhân hoặc giám hộ trẻ em.

IV. Giả định vô tội

30.   Theo Điều 14đoạn  2, mọi người bị buộc tội hình sự thì có quyền được coi là vô tội cho đến khi được chứng minh có tội theo pháp luật. Các giả định vô tội, mà là yếu tố cơ bản cho việc bảo vệ quyền con người, yêu cầu việc khởi tố phải có bằng chứng phạm tội, đảm bảo không ai bị kết tội nếu không chứng minh được những nghi ngờ với người đó, và đảm bảo rằng bị cáo có quyền được coi là vô tội và các vụ án hình sự cần được xử lý theo nguyên tắc này. Điều này cũng đặt ra trách nhiệm với các cơ quan công quyền không được có định kiến về kết quả xét xử, ví dụ như việc thông báo cho công chúng khẳng định bị cáo có tội trước khi xét xử. [56] Không được phép xiềng xích hoặc nhốt bị cáo trong khi xét xử hoặc đối chất trước tòa theo cách thức coi họ như là những kẻ phạm tội hình sự nguy hiểm. Hơn nữa, thời gian tạm giữ không nên thể hiện tính chất phạm tội và mức độ phạm tội.[57] Việc bị cáo không có tiền bảo lãnh[58] hay phải chịu trách nhiệm trong tố tụng dân sự[59] không ảnh hưởng tới nguyên tắc giả định vô tội.

V. Quyền của người bị buộc tội

31.   Quyền của tất cả những người bị buộc tội là được thông báo kịp thời và chi tiết bằng một ngôn ngữ mà họ hiểu về bản chất và nguyên nhân của tội danh đó. Quyền này được nêu tại khoản 3 (a), là một trong những bảo đảm tối thiểu trong tố tụng hình sự nêu ở Điều 14. Bảo đảm này áp dụng cho tất cả những bị can, bị cáo trong các vụ việc hình sự, bao gồm những người không bị tạm giam nhưng trong dạng bị điều tra hình sự trước khi bị kết tội. [60] Bảo đảm việc thông báo về lý do bắt giữ cũng được đề cập riêng tại Điều 9 Khoản 2 của Công ước.[61] Quyền được thông báo "kịp thời" yêu cầu thông tin được cung cấp ngay sau khi bên liên quan bị chính thức kết tội hình sự theo nội luật [62], hay công chúng biết tới cá nhân đó là có tội. Những yêu cầu cụ thể nêu ở khoản 3 (a) có thể được đáp ứng bằng hình thức thông báo bằng lời - nếu sau này được xác nhận bằng văn bản - hoặc bằng văn bản, trong đó chứa đựng thông tin về cơ sở buộc tội dựa trên luật và sự thực. Điều 14 khoản 3 (a) yêu cầu trong trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo tòa án vẫn phải thực hiện các biện pháp để thông báo cho bị cáo về những thủ tục tố tụng.[63]

32.   Khoản 3 (b) quy định rằng bị cáo phải có đầy đủ thời gian và điều kiện để chuẩn bị cho việc bào chữa và liên hệ với luật sư mà họ lựa chọn. Điều khoản này là một yếu tố quan trọng của việc đảm bảo xét xử công bằng và áp dụng các nguyên tắc bình đẳng quyền lực. [64] Trong trường hợp một bị đơn không có khả năng chi trả thì tòa án phải cung cấp một thông dịch viên miễn phí trong giaiđoạn  trước xét xử và khi xét xử. [65] Thời gian chuẩn bị như thế nào là đủ phụ thuộc vào từng vụ. Luật sư có thể trong một số trường hợp xin hoãn xét xử nếu thấy chưa đủ thời gian chuẩn bị việc bào chữa. [66]  không có trách nhiệm về năng lực của luật sư bào chữa, trừ khi, nó thể hiện cho thẩm phán là hành vi của luật sư không phù hợp với công lý. [67] Toa án chỉ có thể ra quyết định hoãn xét xử khi bị đơn bị kết tội hình sự nghiêm trọng và cần thời gian chuẩn bị cho việc bào chữa.[68]

33.   "Điều kiện đầy đủ" bao gồm quyền tìm kiếm các tài liệu, chứng cứ khác; viêc tiếp cận này bao gồm các tài liệu liên quan đến việc khởi tố[69] và thông tin có thể dùng để bào chữa. Các tài liệu dung để bào chữa được hiểu không những bao gồm tài liệu để chứng minh sự vô tội mà cả các bằng chứng khác có thể giúp bào chữa (ví dụ, lời thú tội không tự nguyện). Trong trường hợp có phản đối về chứng cứ thu được là vi phạm Điều 7 của Công ước, thông tin về hoàn cảnh thu thập chứng cứ đó cần được cung cấp để đánh giá khiếu nại đó. Nếu bị đơn không sử dụng ngôn ngữ dùng trong xét xử nhưng được một luật sư thành thạo ngôn ngữ đó đại diện thì cũng có thể chấp nhận được nếu luật sư đó có thể tiếp cận được các tài liệu thích hợp của vụ án. [70]

34.   Quyền tiếp xúc với luật sư đòi hỏi các bị cáo phải được tạo điều kiện tiếp cận với luật sư. Luật sư cần được phép gặp riêng khách hàng và trao đổi với bị cáo trong bối cảnh đảm bảo tính bí mật của các trao đổi. [71] Hơn nữa, các luật sư cần có quyền được tư vấn và đại diện cho bị cáo theo nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp mà không có bất cứ sự hạn chế, tác động, áp lực hay can thiệp nào.

35.   Quyền của bị cáo được xét xử không có sự chậm trễ theo như quy định tại Điều 14 khoản 3 (c) không chỉ nhằm tránh việc giữ một cá nhân quá lâu trong tình trạng không chắc chắn về số phận của họ mà còn để đảm bảo công lý. Thời gian tạm giam thế nào là hợp lý cần được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể của từng vụ việc,[72] có tính đến tính chất phức tạp của vụ án, hành vi của bị cáo và cách thức mà các cơ quan hành pháp và tư pháp xử lý vụ việc. Trong những vụ án mà bị cáo không được phép tại ngoại, họ cần được xét xử một cách nhanh chóng nhất. [73] Đảm bảo này không những liên quan đến thời gian bị cáo bị kết tội và thời gian bắt đầu xét xử, mà còn thời gian cho đến khi kháng cáo. [74] Mọi thủ tục như vậy, kể cả trong xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, đều cần được tiến hành nhanh chóng, không chậm trễ.

36.   Điều 14 khoản 3 (d) bao gồm ba loại đảm bảo. Thứ nhất, điều khoản này cho phép bị cáo có quyền có mặt trong thời gian xét xử. Bị cáo có thể vắng mặt trong một số trường hợp nếu việc đó không ảnh  hưởng đến công lý, tức là khi bị cáo, mặc dù được thông báo về thủ tục tố tụng đầy đủ trước đó vẫn từ chối thực hiện quyền có mặt trong phiên tòa của họ. Do đó, việc xét xử chỉ tuân thủ theo quy định ở Điều 14,đoạn  3 (d) nếu đã thực hiện các biện pháp cần thiết có triệu tập bị cáo một cách kịp thời và thông báo cho họ trước về ngày, nơi xét xử và yêu cầu họ tham gia. [75]

37.   Thứ hai, quyền của mọi bị cáo tự mình bào chữa hoặc thông qua luật sư do họ chọn và được thông báo về quyền của họ như nêu ở Điều 4đoạn  3 (b) đề cập tới hai loại bào chữa không giống nhau. Người có luật sư có quyền chỉ thị cho luật sư tham gia và thay mặt họ trong quá trình tố tụng. Đồng thời, Công ước cũng nêu rõ ràng là cho phép bị cáo tự bào chữa hay với sự trợ giúp pháp lý do họ chọn, do vậy bị cáo có thể từ chối sự hỗ trợ của luật sư. Tuy nhiên, quyền tự bào chữa không cần luật sư không có tính tuyệt đối. Để bảo đảm lợi ích của công lý, tòa án có thể, trong những vụ việc cụ thể, yêu cậu bổ nhiệm một luật sư không theo ý muốn của bị cáo, đặc biệt trong trường hợp khi bị cáo liên tục cản trở việc thực hiện xét xử hoặc phạm tội nặng mà không có khả năng bào chữa để bảo vệ lợi ích của họ, hoặc khi cần thiết để bảo vệ những người làm chứng khỏi bị tổn thương hay lo lắng nếu họ bị bị cáo chất vấn. Tuy nhiên, bất kỳ hạn chế nào về quyền tự bào chữa của bị cáo cũng cần có lý do hợp lý và khách quan và không vượt quá sự cần thiết thực thi công lý. Do vậy, pháp luật của các quốc gia  cần tránh ngăn cản tuyệt đối quyền tự bào chữa không có trợ giúp của luật sư trong tố tụng hình sự.[76] 

38.   Thứ ba, Điều 14 khoản 3 (d) về quyền có trợ giúp pháp lý cho bị cáo nhằm đảm bảo lợi ích của công lý và không yêu cầu phải trả tiền nếu họ không có khả năng chi trả cho chi phí đó. Mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội là yếu tố quan trọng khi quyết định có cần bổ nhiệm một luật sư để đảm bảo lợi ích công lý hay không[77] và để bảo đảm cơ hội khách quan của bị cáo trong quá trình tố tụng. [78] Trong trường hợp liên quan đến án tử hình, các bị cáo phải được trợ giúp hiệu quả của một luật sư trong mọi giaiđoạn  tố tụng. [79] Luật sư do cơ quan có thẩm quyền cung cấp trên cơ sở của điều khoản này cần đại diện và hỗ trợ hiệu quả cho bị cáo. Không như trong các trường hợp thuê luật sư riêng, [80] việc luật sư do cơ quan có thẩm quyền cung cấp thể hiện những ứng xử thiếu trách nhiệm, không đủ năng lực[81] hay vắng mặt trong khi thẩm vấn nhân chứng[82] thì có thể quy  trách nhiệm cho nhà nước về vi phạm quy định tại Điều 14 khoản 3 (d), vì rõ ràng là hành vi của luật sư không thích hợp với các lợi ích công lý.[83] Cũng có thể bị coi là vi phạm điều khoản này nếu các cơ quan chức năng ngăn cản luật sư không cho họ làm việc hiệu quả.[84]

39.   Khoản 3 (e) Điều 14 bảo đảm quyền của bị cáo được xem xét hoặc thẩm vấn những nhân chứng chống lại họ và yêu cầu bảo đảm sự có mặt và thẩm vấn các nhân chứng bảo vệ họ tương tự như những điều kiện đối với nhân chứng chống lại họ. Xét nguyên tắc bình đẳng về quyền, đảm bảo có ý nghĩa quan trọng để bị cáo và luật sư có thể bào chữa hiệu quả và đảm bảo bị cáo có quyền năng pháp lý yêu cầu sự có mặt, kiểm chứng và đối chứng với nhân chứng của bị cáo giống với nhân chứng của bên buộc tội. Tuy nhiên, đây không phải là quyền không bị hạn chế; tòa án có thể quyết định chấp nhận liệu nhân chứng có thích hợp cho việc bào chữa hay không và bị cáo có cơ hội thích đáng để hỏi và chất vấn nhân chứng chống lại họ trong một số quá trình tố tụng. Việc hạn chế quyền này  là vi phạm Điều 7,[85] do đó, pháp luật quốc gia  đầu tiên cần quy định rõ ràng về việc chấp nhận nhân chứng, chứng cứ và đánh giá chứng cứ.

40.   Quyền có sự giúp đỡ miễn phí của một thông dịch viên nếu bị cáo không thể hiểu hoặc nói ngôn ngữ được sử dụng tại tòa án theo quy định ở Điều 14 khoản 3 (f) làm rõ hơn một khía cạnh khác của nguyên tắc công bằng và bình đẳng về quyền trong tố tụng hình sự. [86]Quyền này áp dụng trong mọi giaiđoạn  của tố tụng hình sự. Quyền này cũng áp dụng cho cả người nước ngoài và công dân. Tuy nhiên, bị cáo có ngôn ngữ mẹ đẻ khác với ngôn ngữ sử dụng của tòa sẽ không được quyền có trợ giúp về ngôn ngữ miễn phí nếu họ đủ khả năng hiểu ngôn ngữ sử dụng tại tòa. [87]

41.   Cuối cùng, Điều 14 khoản 3 (g) đảm bảo quyền không phải làm chứng chống lại chính mình hoặc phải tự thú nhận tội. Đảm bảo này cần được hiểu theo nghĩa  không có sự can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc áp lực tâm lý từ các cơ quan điều tra đối với bị can nhằm ép cung. Không chấp nhận đối xử với bị can theo cách trái với Điều 7 của Công ước để buộc bị can phải thú tội. [88] Pháp luật quốc gia  phải đảm bảo rằng các lời nói hoặc lời nhận tội thu được trái với nguyên tắc của Điều 7 Công ước không được coi là chứng cứ, trừ khi chúng được sử dụng làm bằng chứng của việc tra tấn hoặc những đối xử khác trái với quy định này[89]; do đó, trách nhiệm của nhà nước là phải đảm bảo rằng những lời khai của bị cáo là do họ tự nguyện.[90]

VI. Người chưa thành niên

42.   Điều 14 khoản 4 yêu cầu trong trường hợp người chưa thành niên, các thủ tục cần tính đến độ tuổi của họ và thúc đẩy sự tái hòa nhập của họ vào cộng đồng. Người chưa thành niên cần có những bảo đảm và bảo vệ tối thiểu giống như với người trưởng thành như nêu ở Điều 14 của Công ước. Ngoài ra, người chưa thành niên cần được bảo vệ đặc biệt trong tố tụng hình sự, cụ thể là được thông báo trực tiếp về tội danh cáo buộc với họ, và nếu thích hợp, với cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của họ; được cung cấp những hỗ trợ thích hợp để chuẩn bị và trình bày sự bào chữa; được xét xử càng sớm càng tốt trong một phiên tòa công khai có sự hiện diện của luật sư bào chữa và được có những hỗ trợ thích hợp khác liên quan đến cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp, trừ khi những hành động đó không được xem là vì lợi ích tốt nhất của trẻ. Cần tránh đến mức có thể việc tạm giam người chưa thành niên.[91]

43.   Các  cần có các biện pháp để thiết lập hệ thống tư pháp người thành niên để đảm bảo rằng người chưa thành niên đang được đối xử một cách phù hợp với độ tuổi của họ. Điểm quan trọng là phải xác lập một tuổi tối thiểu mà dưới tuổi đó, trẻ em và người chưa thành niên không bị xét xử về hình sự.

44.   Bất cứ khi nào thích hợp cũng cần áp dụng các biện pháp xử lý khác thay thế cho tố tụng hình sự để giải quyết các vụ việc làm trái pháp luật của người chưa thành niên, ví dụ như hòa giải giữa người vi phạm và người bị hại, hội ý với gia đình của người vi phạm, tư vấn hoặc cung cấp những dịch vụ cộng đồng hoặc các chương trình giáo dục người vi phạm... miễn là các biện pháp đó tương thích với các yêu cầu của Công ước này và các tiêu chuẩn quốc tế khác về quyền con người.

VII. Xem xét lại bởi tòa án cấp cao hơn

45.   Điều 14đoạn  5 của Công ước quy định rằng bất cứ ai bị kết án là phạm tội đều có quyền đưa phán quyết đó lên xem xét theo pháp luật bởi một tòa án cao hơn. Bảo đảm này phải được áp dụng trong mọi trường hợp chứ không chỉ trong những trường hợp phạm tội nặng. Cụm từ "theo pháp luật" trong điều khoản này hàm ý quyền này phải được quy định trong pháp luật quốc gia . Luật pháp quốc gia  có thể xác định các hình thức mà tòa án cấp cao hơn có thể đánh giá lại các vụ án[92], và cũng như tòa án nào có trách nhiệm tiến hành các thẩm định lại theo như Công ước. Điều 14đoạn  5 không yêu cầu  đáp ứng mọi khiếu nại,[93] tuy nhiên, nếu pháp luật quốc gia  cho phép khiếu nại, bị cáo cần phải được tiếp cận hiệu quả với các tòa án cấp cao hơn[94].

46.   Điều 14 khoản 5 không áp dụng cho mọi thủ tục xác định quyền và nghĩa vụ theo luật pháp[95] hoặc bất kỳ thủ tục khác không phải là một phần trong quá trình kháng cáo hình sự, chẳng hạn như đề nghị về sửa đổi hiến pháp. [96]

47.   Có thể coi là vi phạm Điều 14đoạn  5 không chỉ trong trường hợp khi phán quyết của tòa án sơ thẩm được coi là cuối cùng, mà còn khi bản án do tòa phúc thẩm đưa ra [97]hoặc một tòa án có thể ra phán quyết cuối cùng[98] mà không thể được xem xét bởi một tòa án cấp cao hơn. Nếu tòa án cấp cao nhất đã ra phán quyết lần đầu và không có quyền được xem xét lại thì đó là một cơ chế không tương thích với Công ước, trừ khi  đã đặt điều khoản bảo lưu[99].

48.   Quyền của những người bị kết án và buộc tội được xem xét bởi một tòa án cấp cao hơn theo như quy định ở Điều 14đoạn  5 buộc các nhà nước có trách nhiệm xem xét, trên cơ sở có đầy đủ bằng chứng và trên cơ sở pháp luật, các kết án và cáo buộc trên cơ sở phù hợp với thủ tục tố tụng và theo bản chất của vụ việc.[100]Các đánh giá chỉ giới hạn ở khía cạnh pháp lý và tính chính thống của việc kết án mà không tính sự thực là không phù hợp với Công ước. [101] Tuy nhiên, Điều 14 khoản 5 không yêu cầu xử lại hay điều trần[102] nếu tòa phúc thẩm có thể xem xét các sự thật. Do vậy, ví dụ một tòa án cấp cao hơn xem lại các luận cứ chống lại bị cáo một cách chi tiết, tòa sẽ xem xét các chứng cứ trong xét xử sơ thẩm và viện dẫn trong phúc thẩm, và thấy rằng có đủ các chứng cứ về tội danh trong trường hợp cụ thể, thì sẽ không phải là vi phạm Công ước. [103]

49.   Quyền xem xét lại các bản án chỉ có thể được thực hiện có hiệu quả nếu người bị kết án có quyền tiếp cận với bản án của tòa sơ thẩm [104] và cả các hồ sơ khác, ví dụ như biên bản xét xử, mà cần thiết để chuẩn bị cho việc kháng cáo có hiệu quả.[105] Quyền này cũng có thể bị vi phạm nếu tòa cấp cao chậm trễ trong việc tiến hành việc xem xét lại, trong trường hợp này là không phù hợp với quy định ởđoạn  3 (c)  của  Điều 14. [106]

50.   Một hệ thống giám sát được áp dụng chỉ khi các phán quyết đã bắt đầu được thi hành nhưng không đáp ứng được yếu cầu của điều 14 khoản 5, bất kể liệu đánh giá đó do người bị cáo yêu cầu hay phụ thuộc vào quyền hạn đặc biệt của thẩm phán hay công tố viên. [107]  

51.   Quyền kháng cáo là đặc biệt quan trọng trong các trường hợp án tử hình. Nếu tòa từ chối trợ giúp pháp lý xem xét lại bản án tử hình của một bị cáo không có khả năng chi trả cho việc bào chữa là vi phạm quy định của Điều 14 khoản 3 (d), và đồng thời là quy định ở Điều 14 khoản 5. [108] Quyền yêu cầu phúc thẩm cũng bị vi phạm nếu bị đơn không được thông báo  về ý định cho phép luật sư của họ được tranh tụng trước tòa, do vậy không cho họ cơ hội có đại diện để bào chữa tại cấp phúc thẩm. [109]

VIII.Bồi thường trong trường hợp oan sai

52.   Theo Khoản 6 Điều 14 của Công ước, bồi thường theo pháp luật phải được áp dụng với người đã bị kết án và chịu thi hành án và nếu bản án của họ bị thay đổi hoặc họ đã được ân xá trên cơ sở có chứng cứ mới ghi nhận có oan sai. [110] Các  cần có các quy định pháp lý đảm bảo rằng việc bồi thường và thực hiện bồi thường trong thời hạn hơp lý theo quy định tại điều khoản này.

53.   Bảo đảm này vẫn được áp dụng nếu việc không đưa ra các bằng chứng về oan sai là do một phần hay toàn bộ lỗi của bị cáo. Trong những trường hợp đó trách nhiệm thu thập chứng cứ là của nhà nước, hơn nữa, nếu phán quyết được đưa ra trong quá trình kháng cáo, tức là trước khi có phán quyết cuối cùng,[111] hoặc đã có ân xá do lý do nhân đạo hoặc đặc biệt theo tính chất của bản án, hoặc đã có xem xét công bằng, thì điều đó không ngụ ý là có oan sai. [112]

IX.  Không xét xử hai lần vì cùng một tội (Ne bis in idem)

54.   Điều 14 khoản 7 của Công ước ghi nhận nguyên tắc Ne Bis In Idem, có nghĩa là không ai bị xét xử và trừng phạt lại vì một tội danh mà họ đã bị tuyên án hoặc được tha bổng theo luật và theo thủ tục hình sự của mỗi nước. Điều khoản này cấm đưa một người mà trước đây đã bị tuyên án hoặc được tha về cùng một tội danh ra trước cùng một tòa án một lần nữa, hay truớc một tòa án khác với cùng một tội danh. Do vậy, ví dụ, một người được miễn tội bởi một tòa án dân sự sẽ không thể bị xử lại với cùng tội danh đó trước tòa quân sự hay tòa án đặc biệt.

55.   Việc tuyên lại một hình phạt với quân nhân lặp lại sự phản đối mệnh lệnh của chỉ huy trong quân đội có thể là coi là hình phạt với cùng một tội, nếu việc phản đối đó dựa trên cùng một lý do. [113]

56.   Sẽ không bị coi là vi phạm quy định ở Điều 14 khoản 7 trong trường hợp một tòa án cấp cao hơn huỷ bỏ bản án và ra lệnh xét xử lại. [114] Hơn nữa, nó không ngăn cấm việc xét xử lại trong một số trường hợp đặc biệt, ví dụ như phát hiện thêm chứng cứ mới mà có thể giúp miễn tội cho bị cáo.

57.   Bảo đảm này áp dụng cho hành vi phạm tội hình sự nhưng không áp dụng với các biện pháp kỷ luật mà không phải là một hành vi phạm tội hình sự theo quy định ở Điều 14 của Công ước. [115] Hơn nữa, không áp dụng nguyên tắc Ne Bis In Idem khi vụ việc liên quan đến hệ thống tư pháp của hai hay nhiều hơn quốc gia . [116] Tuy vậy, điều này cần hiểu là các quốc gia  cần nỗ lực hạn chế việc xét xử hai lần cho cùng một tội danh theo các Công ước quốc tế về nhân quyền. [117]

X. Mối liên hệ giữa Điều 14 và các quy định khác của Công ước

58.   Là một trong số các đảm bảo về tố tụng hình sự, Điều 14 của Công ước đóng một quan trọng vai trò trong việc thực hiện những bảo đảm về quyền của Công ước và cần được hiểu trong bối cảnh tố tụng hình sự. Điều 14 có liên quan đến các quyền được nêu ở Điều 2 khoản 3 của Công ước. Điều 2 khoản 3 của Công ước  cần phải được tôn trọng bất cứ khi nào những bảo đảm nêu ở Điều 14 bị vi phạm. [118] Tuy nhiên, quyền được một tòa án cấp cao hơn xem xét lại bản án theo quy định ở Điều 14 khoản 5 của Công ước có tính chất cụ thể hơn so với quy định ở Điều 2 khoản 3. [119]

59.   Trong trường hợp xét xử các vụ án tử hình, đảm bảo về xét xử công bằng là đặc biệt quan trọng. Việc không tôn trọng nguyên tắc của Điều 14 khi xét xử các vụ án tử hình cấu thành sự vi phạm quyền được sống nêu ở Điều 6 của Công ước. [120]

60.   Việc ép cung là sự vi phạm cả Điều 7 của Công ước trong đó quy định về cấm tra tấn, đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo và Điều 14 khoản 3 (g) trong đó cấm bắt buộc bị cáo phải thú nhận hay nhận tội. [121]

61.   Nếu một nghi phạm bị giam giữ trên cơ sở Điều 9 của Công ước mà bị kết án không qua xét xử thì hành động này vi phạm cả quy định ở Điều 9 khoản 3, và Điều 14 khoản 3 (c) của Công ước.[122]

62.   Các đảm bảo về thủ tục nêu ở Điều 13 của Công ước bao gồm việc xét xử nhanh chóng như nêu ở Điều 14[123]. Nếu luật pháp quốc gia  cho phép một cơ quan tư pháp quyết định việc trục xuất thì cần tôn trọng đảm bảo về bình đẳng cho mọi người trước tòa và tòa án như nêu ở Điều 14 khoản 1. [124] Tuy nhiên, mọi đảm bảo phù hợp của Điều 14 chỉ áp dụng khi việc trục xuất được thực hiện dưới hình thức là một chế tài hình sự hoặc khi phạt về vi phạm lệnh trục xuất theo luật hình sự.

63.   Các thủ tục tố tụng hình sự áp dụng có thể ảnh hưởng đến việc thi hành và thụ hưởng các quyền và bảo đảm của Công ước mà không liên quan đến Điều 14. Do đó, ví dụ, việc chờ giải quyết một cáo trạng về tội hình sự trong nhiều năm đối với một nhà báo vì tội đã đăng một số bài báo là vi phạm Điều 14 khoản 3 (c ) có thể làm cho bị cáo sống trong tình trạng bất ổn và đó cũng là một cách hạn chế quyền tự do ngôn luận vi phạm Điều 19 của Công ước. [125] Tương tự, chậm thực hiện thủ tục tố tụng hình sự trong vài năm là trái với quy định ở Điều 14 khoản 3 (c ), và vi phạm quyền cá nhân được rời khỏi đất nước của họ theo đảm bảo ở Điều 12 khoản 2 của Công ước, nếu bị cáo bị buộc phải ở lại trong nước để chờ thụ lý. [126]

64.   Cũng liên quan đến quyền được tiếp cận với dịch vụ công theo các điều khoản chung về bình đẳng như trong Điều 25 (c) của Công ước, việc miễn nhiệm thẩm phán là vi phạm điều khoản này và có thể cũng vi phạm đảm bảo theo Điều 14 khoản 1 về độc lập tư pháp.[127]

65.   Các luật về thủ tục tố tụng hoặc việc áp dụng của các luật đó mà khác với những tiêu chí nêu trong Điều 2 khoản 1 hoặc Điều 26, hoặc với nguyên tắc bình đẳng nam nữ theo như Điều 3 không chỉ vi phạm các quy định đã nêu mà còn vi phạm những yêu cầu của Điều 14 khoản 1, trong đó nêu rằng  “ mọi người đều bình đẳng trước tòa và tòa án”. [128]



* Phiên họp thứ 19 (2007)

[1] Bình luận chung số 24 (1994) về các vấn đề liên quan đến bảo lưu được thực hiện sau khi phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước hoặc các Phần bổ sung tùy chọn, hoặc liên quan đến các tuyên bố theo Điều 41 của

Ước, đoạn 8.

[2] Bình luận chung số 29 (2001) về Điều 4: Tạm đình chỉ thực hiện quyền trong tình trạng khẩn cấp, đoạn 15.

[3] Như trên, các đoạn 7 và 15.

[4] Công ước chống tra tấn và đối xử tàn bạo hoặc vô nhân đạo, Điều 15.

[5] Bình luận chung số 29 (2001) về Điều 4, đoạn 11.

[6] Thông cáo số 1015/2001, Perterer  kiện  Áo, đoạn 9(2) (thủ tục tố tụng dân sự cơ bản đối với công chức); Thông cáo số 961/2000, Everett  kiện  Tây Ban Nha, đoạn 6(4) (dẫn độ).

[7] Thông cáo số 468/1991, OLO Bahamonde  kiện  Guinea Xích đạo, đoạn 9.4.

[8] Thông cáo số 202/1986, Ato del Avellanal  kiện  Peru, đoạn 10(2). Xem thêm những Bình luận chung số 18 (1989) về không phân biệt đối xử, đoạn 7.

[9] Xem các Thông cáo số 377/1989, Currie  kiện  Jamaica, đoạn 13,4; số 704/1996, Shaw  kiện  Jamaica, đoạn

7,6; số 707/1996, Taylor  kiện  Jamaica, đoạn 8(2); số 752/1997, Henry  kiện  Trinidad và Tobago, đoạn 7(6);

Số 845/1998, Kennedy  kiện  Trinidad và Tobago, đoạn 7,10.

[10] Thông cáo số 646/1995, Lindon  kiện  Úc, đoạn 6(4).

[11] Thông cáo số 779/1997, Äärelä và Näkkäläjärvi  kiện  Phần Lan, đoạn 7.2.

[12] Thông cáo số 450/1991, IP  kiện  Phần Lan, đoạn 6.2.

[13] Thông cáo số 1347/2005, Dudko  kiện  Úc, đoạn 7.4.

[14] Thông cáo số 1086/2002, Weiss  kiện  Áo, đoạn 9,6. Một ví dụ khác về sự vi phạm các nguyên tắc bình đẳng về quyền có thể xem trong Thông cáo số 223/1987, Robinson  kiện  Jamaica, đoạn 10,4 (ngừng điều trần).

[15] Thông cáo số 846/1999, Jansen-Gielen  kiện  Hà Lan, đoạn 8.2 và số 779/1997, Äärelä

và Näkkäläjärvi  kiện  Phần Lan, đoạn 7.4.

[16] Ví dụ, nếu loại trừ xét xử hình sự một số loại người phạm tội (xem đánh giá kết luận của Ủy ban về báo cáo   Vương quốc Anh và Bắc Ai-len, CCPR/CO/73/UK (2001), đoạn 18) hay một số hành vi phạm tội.

[17] Thông cáo số 1015/2001, Perterer  kiện  Áo, đoạn 9.2.

[18] Thông cáo số 112/1981, YL  kiện  Canada, các đoạn 9,1 và 9,2

[19] Thông cáo số 441/1990, Casavas  kiện  Pháp, đoạn 5.2.

[20] Thông cáo số 454/1991, Pons  kiện  Garcia Tây Ban Nha, đoạn 9,3.

[21] Thông cáo 112/1981, YL  kiện  Canada, đoạn 9.3.

[22] Thông cáo 779/1997, Äärelä và Näkkäläjätvi  kiện  Phần Lan, các đoạn.7.2-7.4.

[23] Thông cáo số 837/1998, Kolawski  kiện  Ba Lan, đoạn 6.4.

[24] Thông cáo số 972/2001, Kazantzis  kiện  Síp, đoạn 6.5; số 943/2000, Jacobs  kiện  Bỉ, đoạn 8.7, và số 1396/2005, Rivera Fernández  kiện  Tây Ban Nha, đoạn 6.3.

[25] Thông cáo số 45/1998, Kennedy  kiện  Trinidad và Tobago, đoạn 7.4.

[26] Thông cáo số 1015/2001, Perterer  kiện  Áo, đoạn 9,2 (kỷ luật sa thải).

[27] Thông cáo số 1341/2005, Zundel  kiện  Canada, đoạn 6,8, số 1359/2005, Esposito  kiện  Tây Ban Nha, đoạn 7.6

[28] Xem đoạn 62 dưới đây.

[29] Thông cáo số 263/1987, Gonzalez del Rio  kiện  Peru, đoạn 5.2.

[30] Đánh giá kết luận của Ủy ban về báo cáo Slovakia, CCPR/C/79/Add.79 (1997), đoạn 18.

[31] Thông cáo số 468/1991, OLO Bahamonde  kiện  Guinea Xích đạo, đoạn 9.4.

[32] Thông cáo số 814/1998, Pastukhov  kiện  Belarus, đoạn 7.3.

[33] Thông cáo số 933/2000, Mundyo Busyo et al  kiện  Cộng hòa Dân chủ Congo, đoạn 5.2.

[34] Thông cáo số 387/1989, Karttunen  kiện  Phần Lan, đoạn 7.2.

[35] Hồ sơ trên.

[36] Cũng xem Công ước Geneva về bảo vệ thường dân trong xung đột vũ trang năm 1949, Điều 64 và Bình luận chung số 31 (2004) về Bản chất của các nghĩa vụ pháp lý chung với các quốc gia thành viên của Công ước, đoạn 11.

[37] Thông cáo số 1172/2003, Madani  kiện  Algérie, đoạn 8.7.

[38]  Thông cáo số 1298/2004, Becerra Barney  kiện  Colombia, đoạn7.2

[39] Thông cáo số 577/1994, Polay Campos  kiện  Peru, đoạn 8.8; số 678/1996, Gutiérrez Vivanco  kiện

Peru, đoạn 7.1; số 1126/2002, Carranza Alegre  kiện  Peru, đoạn 7.5.

[40] Thông cáo số 678/1996, Gutiérrez Vivanco  kiện  Peru, đoạn 7.1.

[41] Thông cáo số 577/1994, Polay Campos  kiện  Peru, đoạn 8.8; số 1126/2002, Carranza Alegre  kiện  Peru, đoạn 7.5.

[42] Thông cáo số1058/2002, Vargas Mas  kiện  Peru, đoạn 6.4.

[43] Thông cáo số 1125/2002, Quispe Roque  kiện  Peru, đoạn 7.3.

[44] Thông cáo số 678/1996, Gutiérrez Vivanco  kiện  Peru, đoạn 7.1; số 1126/2002, Carranza Alegre  kiện  Peru, đoạn 7.5;  số 1125/2002, Quispe Roque  kiện  Peru, đoạn 7.3; số 1058/2002, Vargas Mas  kiện  Peru, đoạn 6.4.

[45] Thông cáo số 577/1994, Polay Campos  kiện  Peru, đoạn 8.8; số 678/1996, Gutiérrez Vivanco  kiện

Peru, đoạn 7.1

[46] Thông cáo số 770/1997, Gridin  kiện Liên bang Nga , đoạn 8.2.

[47] Thông cáo số 3/1991, Narrainen  kiện  Na-uy, đoạn 9.3.

[48] Thông cáo số 273/1988, B.d.B. kiện Hà Lan, đoạn 6.3; số 1097/2002, Martínez

Mercader et al  kiện Tây Ban Nha, đoạn 6.3

[49] Thông cáo số 1188/2003, Riedl-Riedenstein và những người khác  kiện  CHLB Đức, đoạn 7.3; số 886/1999,

Bondarenko  kiện  Belarus, đoạn 9.3; số 1138/2002, Arenz và những người khác  kiện  CHLB Đức, đoạn 8.6.

[50] Thông cáo số 253/1987, Kelly  kiện  Jamaica, đoạn 5.13; số 349/1989, Wright  kiện  Jamaica, đoạn 8.3.

[51] Thông cáo số 203/1986, Hermoza  kiện  Peru, đoạn 11.3 ; số 514/1992, Fei  kiện  Colombia,

 đoạn 8.4 .

[52] Xem đánh giá kết luận của Ủy ban về báo cáo của CHDC Công gô, CCPR/C/COD/CO/3 (2006), đoạn 21; của Cộng hòa Trung Phi, CCPR//C/CAF/CO/2 (2006), đoạn 16.

[53] Thông cáo số 215/1986, Van Meurs  kiện  Hà Lan, đoạn 6.2.

[54] Thông cáo số 301/1988, R.M.  kiện  Phần Lan, đoạn 6.4.

[55] Thông cáo số 819/1998, Kavanagh  kiện  Ai-len, đoạn 10.4.

[56] Thông cáo số 770/1997, Gridin  kiện Liên bang Nga, các đoạn 3.5 và 8.3.

[57] Xem đánh giá kết luận của Ủy ban về báo cáo của  Italy, CCPR/C/ITA/CO/5 (2006), đoạn 14 và Argentina,

CCPR/CO/70/ARG (2000), đoạn 10.

[58] Thông cáo số 788/1997, Cagas, Butin và Astillero  kiện  Philippines, đoạn 7.3.

[59] Thông cáo số 207/1986, Morael  kiện Pháp , đoạn 9.5; số 408/1990, W.J.H.  kiện Hà Lan,

 đoạn 6.2; số 432/1990, W.B.E.  kiện Hà Lan, đoạn 6.6.

[60] Thông cáo số 1056/2002, Khachatrian  kiện  Armenia, đoạn 6.4.

[61] Thông cáo số 253/1987, Kelly  kiện  Jamaica, đoạn 5.8.

[62] Thông cáo số 1128/2002, Márques de Morais  kiện  Angola, đoạn 5.4 và số 253/1987, Kelly  kiện

Jamaica, đoạn 5.8.

[63] Thông cáo số 16/1977, Mbenge  kiện  Zaire, đoạn 14.1.

[64] Thông cáo số 282/1988, Smith  kiện  Jamaica, đoạn 10.4; các số 226/1987 và 256/1987, Sawyers,

Mclean và Mclean  kiện  Jamaica, đoạn 13.6.

[65] Xem Thông cáo số 451/1991, Harward  kiện Na-uy, đoạn 9.5

[66] Thông cáo số 1128/2002, Morais  kiện  Angola, đoạn 5.6, số 349/1989, Wright  kiện  Jamaica, đoạn 8.4; số 272/1988, Thomas  kiện  Jamaica, đoạn 11.4; số 230/87, Henry  kiện Jamaica, đoạn 8.2; các số 226/1987 và 256/1987, Sawyers, Mclean và Mclean  kiện  Jamaica, đoạn 13.6.

[67] Thông cáo số 1128/2002, Márques de Morais  kiện  Angola, đoạn 5.4.

[68] Thông cáo số 913/2000, Chan  kiện  Guyana, đoạn 6.3; số 594/1992, Phillip  kiện  Trinidad và

Tobago, đoạn 7.2.

[69] Xem đánh giá kết luận của Ủy ban về báo cáo của Canada, CCPR/C/CAN/CO/5 (2005), đoạn 13.

[70] Thông cáo số 451/1991, Harward  kiện Na-uy, đoạn 9.5.

[71] Thông cáo số 1117/2002, Khomidova  kiện  Tajikistan, đoạn 6.4; số 907/2000, Siragev  kiện

Uzbekistan, đoạn 6.3; số 770/1997, Gridin  kiện Liên bang Nga, đoạn 8.5.

[72] Thông cáo số 818/1998, Sextus kiện Trinidad và Tobago, đoạn 7.2; số 537/1993, Kelly  kiện

Jamaica, đoạn 5.11; số 676/1996, Yasemn và Thomas  kiện  Guyana, đoạn 7.11; số 938/2000, Siewpersaud, Sukhram và Persaud  kiện  Trinidad và Tobago.

[73] Thông cáo số 818/1998, Sextus  kiện  Trinidad và Tobago, đoạn 7.2.

[74] Thông cáo số 1089/2002, Rouse  kiện  Philippines, đoạn 7.4; số 1085/2002, Taright, Touadi,

Remli và Yousfi  kiện Algeria, đoạn 8.5.

[75] Thông cáo số 16/1977, Mbenge  kiện  Zaire, đoạn 14.1; số 699/1996, Maleki  kiện  Italy, đoạn 9.3.

[76] Thông cáo số 1123/2002, Correia de Matos  kiện  Portugal, các đoạn 7.4 và 7.5.

[77] Thông cáo số 646/1995, Lindon  kiện  Australia, đoạn 6.5.

[78] Thông cáo số 341/1988, Z.P.  kiện  Canada, đoạn 5.4.

[79] Thông cáo số 985/2001, Aliboeva  kiện  Tajikistan, đoạn 6.4; số 964/2001, Saidova  kiện  Tajikistan,

 đoạn 6.8; số 781/1997, Aliev  kiện  Ukraine, đoạn 7.3; số 554/1993, LaVende  kiện  Trinidad và Tobago,

 đoạn 58.

[80] Thông cáo số 383/1989, H.C.  kiện  Jamaica, đoạn 6.3.

[81] Thông cáo số 253/1987, Kelly  kiện  Jamaica, đoạn 9.5.

[82] Thông cáo số 838/1998, Hendricks  kiện  Guyana, đoạn 6.4; số 775/1997, Brown  kiện  Jamaica, đoạn 6.6.

[83] Thông cáo số 705/1996, Taylor  kiện  Jamaica, đoạn 6.2; số 913/2000, Chan  kiện  Guyana, đoạn

6.2; số 980/2001, Hussain  kiện  Mauritius, đoạn 6.3.

[84] Thông cáo số 917/2000, Arutyunyan  kiện  Uzbekistan, đoạn 6.3.

[85] Xem đoạn 6 ở trên.

[86] Thông cáo số 219/1986, Guesdon  kiện Pháp , đoạn 10.2.

[87] Tài liệu trên.

[88] Thông cáo số 1208/2003, Kurbo kiện  Tajikistan, các đoạn 6.2,6.3,6.4; số 1044/2002, Shukurova

 kiện Tajikistan, các đoạn 8.2, 8.3; số 1033/2001, Singarasa  kiện  Sri Lanka, đoạn 7.4; số 912/2000, Deolall  kiện  Guyana, đoạn 5.1; số 253/1987, Kelly  kiện  Jamaica, đoạn 5.5.

[89] Xem Công ước chống tra tấn, các Điều 15. Cung xem Điều 7 của Công ước và đoạn 6 ở trên. 

[90] Thông cáo số 1033/2001, Singarasa  kiện  Sri Lanka, đoạn 7.4; số 253/1987, Kelly  kiện  Jamaica,

 đoạn 7.4.

[91] Xem Bình luận chung số 17 (1989) về Điều 24 (Quyền của trẻ em), đoạn 4.

[92] Thông cáo số 1095/2002, Gomaríz Valera  kiện Tây Ban Nha, đoạn 7.1; số 64/1979, Salgar de Montejo

 kiện Colombia, đoạn 10.4.

[93] Thông cáo số 1089/2002, Rouse  kiện  Philippines, đoạn 7.6.

[94] Thông cáo số 230/1987, Henry  kiện  Jamaica, đoạn 8.4

[95] Thông cáo số 450/1991, I.P.  kiện  Phần Lan, đoạn 6.2.

[96] Thông cáo số 352/1989, Douglas, Gentles và Kerr  kiện  Jamaica, đoạn 11.2.

[97] Thông cáo số 1095/2002, Gomariz Valera  kiện Tây Ban Nha, đoạn 7.1.

[98] Thông cáo số 1073/2002, Terrón kiện Tây Ban Nha, đoạn 7.4.

[99] Tài liệu trên.

[100] Thông cáo số 1100/2002, Bvaajevsky  kiện  Belarus, đoạn 10.13; số 985/2001, Aliboeva  kiện

Tajikistan, đoạn 6.5; số 973/2001, Khalilova  kiện  Tajikistan, đoạn 7.5; số 623-627/1995, Domukovsky và những người khác  kiện  Georgia, đoạn 18.11; số 964/2001, Saidova  kiện  Tajikistan, đoạn 6.5; số 802/1998, Rogerson  kiện Australia, đoạn 7.5; số 662/1995, Lumley  kiện  Jamaica, đoạn 7.3.

[101] Thông cáo số 701/1996, Gómez Vázquez  kiện Tây Ban Nha, đoạn 11.1

[102] Thông cáo số 1110/2002, Rolvo  kiện  Philippines, đoạn 4.5; số 984/2001, Juma  kiện  Australia,

 đoạn 7.5; số 536/1993, Perera  kiện  Australia, đoạn 6.4.

[103] Thông cáo số 1156/2003, Pérez Escolar  kiện Tây Ban Nha, đoạn 3; số 1389/2005, Bertelli Gálvez  kiện Tây Ban Nha, đoạn 4.5.

[104] Thông cáo số 903/1999, Van Hulst  kiện Hà Lan, đoạn 6.4; số 709/1996, Bailey  kiện  Jamaica, đoạn 7.2; số 663/1995, Morrison  kiện  Jamaica, đoạn 8.5.

[105] Thông cáo số 662/1995, Lumley  kiện  Jamaica, đoạn 7.5.

[106] Thông cáo số 845/1998, Kennedy  kiện  Trinidad và Tobago, đoạn 7.5; số 818/1998, Sextus  kiện

Trinidad và Tobago, đoạn 7.3; Số 750/1997, Daley  kiện  Jamaica, đoạn 7.4; số 665/1995, Brown và

Parish  kiện  Jamaica, đoạn 9.5; số 614/1995, Thomas  kiện  Jamaica, đoạn 9.5; số 590/1994, Bennet  kiện

Jamaica, đoạn 10.5.

[107] Thông cáo số 1100/2002, Bvajevsky  kiện  Belarus, đoạn 10.13; số 836/1998, Gelazauskas  kiện

Lithuania, đoạn 7.2

[108] Thông cáo số 554/1993, La Vende  kiện  Trinidad và Tobago, đoạn 5.8

[109] Thông cáo số 750/1997, Daley kiện Jamaica, đoạn 7.5; số 680/1996, Gallimore kiện Jamaica,

 đoạn 7.4; số 668/1995, Smith và Stewart  kiện  Jamaica, đoạn 7.3; số 928/2000,

Sooklal  kiện  Trinidad và Tobago, đoạn 4.10.

[110] Thông cáo số 963/2001, Uebergang  kiện  Australia, đoạn 4.2; số 880/1999, Irving  kiện  Australia, đoạn 8.3; số 408/1990, W.J.H.  kiện Hà Lan, đoạn 6.

[111] Thông cáo số 880/1999; Irving  kiện  Australia, đoạn 8.4; số 868/1999, Wilson  kiện  Philippines,

 đoạn 6.6.

[112] Thông cáo số 89/1981, Muhonen  kiện  Phần Lan, đoạn 11.2.

[113] Xem các Báo cáo của Nhóm Công tác của Liên hợp quốc về giam giữ tùy tiện số 36/1999 (về Thổ Nhĩ Kỳ), E./CN.4/2001/14/Add. 1, đoạn 9 và số 24/2003 (về Israel), E/CN.4/2005/6/Add. 1, đoạn 30.

[114] Thông cáo số 277/1988, Terán Jijón  kiện  Ecuador, đoạn 5.4.

[115] Thông cáo số 1001/2001, Gerardus Strik  kiện Hà Lan, đoạn 7.3

[116] Thông cáo số 692/1996, A.R.J.  kiện  Australia, đoạn 6.4; số 204/1986, A.P.  kiện  Italy, đoạn 7.3.

[117] Xem Quy chế Rôm về Tòa án Hình sự quốc tế, Điều 20, khoản 3.

[118] Thông cáo số 1033/2001, Singarasa  kiện  Sri Lanka, đoạn 7.4; số 823/1998, Czernin  kiện

Czech Republic, đoạn 7.5.

[119] Thông cáo số 1073/2002, Terrón  kiện Tây Ban Nha, đoạn 6.6,

[120] Thông cáo số 1044/2002, Shakurova  kiện  Tajikistan, đoạn 8.5 (vi phạm điều 14 khoản 1

và 3 (b), (d) và (g)); số 915/2000, Ruzmetov  kiện  Uzbekistan, đoạn 7.6 (vi phạm điều 14, khoản 1, 2 và

3 (b), (d), (e) và (g)); số 913/2000, Chan  kiện  Guyana, đoạn 5.4 (vi phạm điều 14 khoản 3 (b) và (d));

số 1167/2003, Rayos  kiện  Philippines, đoạn 7.3 (vi phạm điều 14 khoản 3(b)).

[121] Thông cáo số 1044/2002, Shakurova  kiện  Tajikistan, đoạn 8.2; số 915/2000, Ruzmetov  kiện

Uzbekistan, các đoạn 7.2 và 7.3; số 1042/2001, Boimurodov  kiện  Tajikistan, đoạn 7.2, và những vụ khác vi phạm Điều 7. Xem đoạn 6 và 41 ở trên.

[122] Thông cáo số 908/2000, Evans  kiện  Trinidad và Tobago, đoạn 6.2; số 838/1998, Hendricks  kiện Guayana, đoạn 6.3.

[123] Thông cáo số 1051/2002, Ahani  kiện  Canada, đoạn 10.9. số 961/2000,

Everett  kiện Tây Ban Nha, đoạn 6.4; số 1438/2005, Taghi Khadje  kiện Hà Lan, đoạn 6.3.

[124]Thông cáo số 961/2000, Everett  kiện Tây Ban Nha, đoạn 6.4.

[125] Thông cáo số 909/2000, Mujuwana Kankanamge  kiện  Sri Lanka, đoạn 9.4.

[126] Thông cáo số 263/1987, Gonzales del Rio  kiện  Peru, đoạn 5.2 và 5.3.

[127] Thông cáo số 933/2000, Mundyo Busyo và những người khác  kiện CHDC Công gô, đoạn 5.2; số 814/1998, Pastukhov  kiện  Belarus, đoạn 7.3.

[128] Thông cáo số 202/1986, Ato del Avellanal  kiện  Peru, các đoạn 10.1 và 10.2.

 

 

(trích "Quyền con người - Tập hợp những Bình luận chung/ Khuyến nghị chung của ủy ban công ước Liên hợp quốc", NXB CAND, 2010)

 



NGHIÊN CỨU:


QUYỀN ĐƯỢC XÉT XỬ CÔNG BẰNG TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ

 

 

Tuân thủ nghiêm túc các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, trong đó có các điều ước về bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự, là một đòi hỏi tất yếu của quá trình hội nhập. Quyền được xét xử công bằng, một trong những quyền dân sự - chính trị căn bản của mọi cá nhân, đã được cộng đồng nhân loại quan tâm và bảo vệ bằng các quy phạm pháp luật quốc tế và khu vực. Trong bối cảnh Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003 (BLTTHS) đang được xem xét để sửa đổi, việc hiểu rõ các chuẩn mực quốc tế liên quan đến lĩnh vực tư pháp hình sự nói chung, đến các quyền của người người bị buộc tội (bị can, bị cáo) nói riêng, càng trở nên cần thiết.

Trong bài viết này, tác giả cố gắng làm rõ các nội dung căn bản của quyền được xét xử công bằng trong pháp luật quốc tế về nhân quyền, được ghi nhận trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (1966), trong các Bình luận chung của cơ quan giám sát Công ước này, cũng như trong một số hướng dẫn, nguyên tắc đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận liên quan. Đồng thời một số thoả thuận khu vực (châu Âu, châu Mỹ, châu Phi) liên quan đến lĩnh vực này cũng được xem xét, phân tích để so sánh, đối chiếu.

 

 

1. Khái quát về quyền được xét xử công bằng


1.1. Khái niệm “quyền được xét xử công bằng”


“Quyền được xét xử công bằng” (right to a fair trial) là một nhân quyền cơ bản và có tính phổ quát cao, tồn tại trong cả các vụ án hình sự và phi hình sự. Pháp luật nhiều quốc gia quy định quyền này với quan niệm rằng nó là quyền thiết yếu (essential) trong mọi quốc gia pháp trị. [1] Việc đối xử với một người khi họ bị buộc tội phản ánh rõ nhà nước tôn trọng nhân quyền đến mức nào, bởi vậy, quyền được xét xử công bằng đã được coi là một hòn đá tảng (a cornerstone) của các xã hội dân chủ. [2] Giống như đặc tính của mọi nhân quyền là phụ thuộc lẫn nhau, quyền được xét xử công bằng với các quyền khác có mối quan hệ hai chiều. Một phiên toà công bằng là yếu tố thiết yếu để bảo đảm các quyền cơ bản khác của con người như quyền sống, quyền được an toàn về thân thể, tự do ngôn luận... Ngược lại, trong một xã hội không dân chủ, các quyền cơ bản của con người không được tôn trọng thì khó có thể có chuyện mọi người đều được xét xử công bằng. Quan hệ chặt chẽ giữa quyền được xét xử công bằng với pháp trị và dân chủ cũng đã được khẳng định chính thức trong Tuyên ngôn Dakar về quyền được xét xử công bằng tại châu Phi.


Phạm vi của quyền được xét xử công bằng được hiểu tương đối khác nhau trong lập pháp và trong nhiều tài liệu nghiên cứu, hướng dẫn áp dụng. Nếu dịch sát nghĩa “right to a fair trial” được hiểu là quyền đối với (quyền có một) phiên xử công bằng. Tức là không phải bị xét xử bởi một phiên toà không công bằng (unfair trial), dù là hình sự hay phi hình sự. Về mặt lập pháp, ngoài hệ thông pháp luật của các quốc gia, quyền được xét xử công bằng được ghi nhận trong nhiều điều ước quốc tế và khu vực. Trước hết phải kể đến Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), đã được đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 16 tháng 12 năm 1966. Tuy nhiên, theo nhiều quan điểm thì quyền được xét xử công bằng không chỉ gồm các quy định liên quan đến giai đoạn xét xử, được quy định tại Điều 14 mà cả ở nhiều điều luật khác (Điều 7, 9, 15...) của ICCPR. Về thời điểm phát sinh, nhiều luật gia cho rằng ngay từ khi một cá nhân bị bắt họ đã có quyền này. [3] Bởi lẽ các quyền trước, trong và sau khi xét xử đều có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, trong bài viết này, tác giả chủ yếu tập trung vào giai đoạn xét xử của toà án, đây cũng là phạm vi mà các quy định của pháp luật quốc tế tập trung điều chỉnh và được đề cập rộng rãi khi tìm hiểu về quyền này.


Từ những phân tích trên, có thể nêu khái niệm khoa học pháp lý về quyền được xét xử công bằng như sau: Quyền được xét xử công bằng là quyền cơ bản của người bị buộc tội trong vụ án hình sự và của các bên trong vụ việc phi hình sự trước cơ quan tư pháp (công an, công tố và toà án), được pháp luật quốc gia và quốc tế ghi nhận và bảo vệ, bao gồm nhiều quyền cụ thể (như được bảo đảm quyền bào chữa, được xét xử nhanh chóng, công khai bởi toà án độc lập, không thiên vị...) nhằm bảo đảm cho việc xét xử được công bằng, cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp của mọi cá nhân.


1.2. Quy định trong các văn kiện mang tính ràng buộc và không mang tính ràng buộc pháp lý


Quyền được xét xử công bằng, như đã đề cập, được ghi nhận trong nhiều điều ước quốc tế và khu vực. Trước hết phải kể đến Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), mà Việt Nam đã gia nhập từ năm 1982, là văn kiện quốc tế có giá trị cao trong hệ thống pháp luật quốc tế về quyền con người. Trong Công ước nay, quyền được xét xử công bằng được ghi nhận một cách trang trọng tại Điều 14 và một số điều luật khác. Mặc dù Điều 14 không gọi trực tiếp bằng tên “quyền được xét xử công bằng” nhưng quyền này đã được Uỷ ban Nhân quyền (Human rights Committee), cơ quan được thiết lập nhằm giám sát việc thi hành ICCPR, sử dụng khi phân tích các nội dung của điều luật. Đồng thời, nội hàm của Điều 14 cũng trùng với các quy định về “quyền được xét xử công bằng” trong nhiều điều ước quốc tế về nhân quyền. Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (1948) (Tuyên ngôn) cũng đã bảo vệ quyền này khi khẳng định tại Điều 10 rằng mọi người đều được hưởng quyền bình đẳng hoàn toàn trong việc xem xét công khai và công bằng bởi một tòa án “có năng lực, độc lập và không thiên vị”.


Trong ICCPR, bên cạnh quyền được sống, tự do thân thể, tự do ngôn luận... quyền được xét xử công bằng là một trong các quyền dân sự cơ bản của con người được đề cao bởi cộng đồng quốc tế và được quy định tập trung nhất tại Điều 14. Cạnh đó, các quyền không bị tra tấn, đối xử tàn bạo (Điều 7), quyền được bảo đảm an toàn về thân thể (Điều 9, Điều 10), nguyên tắc không áp dụng hồi tố (Điều 15) cũng được coi là hướng tới đảm bảo quyền được xét xử công bằng. Điều 14 có phạm vi tương đối rộng và nhiều nội dung, bao gồm 7 khoản. Các nội dung cơ bản của điều luật khẳng định các quyền: 1) bình đẳng trước tòa án, được xét xử bởi tòa án độc lập, không thiên vị và việc xét xử công khai trừ các trường hợp đặc biệt; 2) được suy đoán vô tội; 3) được bảo đảm tối thiểu liên quan đến quyền được biết lý do buộc tội, quyền bào chữa, được trợ giúp pháp lý, được xét xử nhanh chóng, được đối chất với người làm chứng; 4) đối với người chưa thành niên dược áp dụng thủ tục áp dụng riêng; 5) được xét xử phúc thẩm; 6) được bồi thường khi bị kết án oan; 7) không bị xét xử hai lần về cùng một tội danh. Liên quan đến Điều 14, Uỷ ban Nhân quyền đã có một Bình luận chung (General Comment) số 13 (21) ra đời năm 1984. Bình luận chung nêu một số hướng dẫn cho các quốc gia trong việc thực thi các nghĩa vụ liên quan đến điều luật này. Ngoài ra, các bản án của Uỷ ban Nhân quyền cũng được coi là nguồn “án lệ” (case law) quan trọng, dựa trên các án lệ này mà Uỷ ban hệ thống hoá lại thành các Bình luận chung. [4]


Đối chiếu với quy định về quyền này trong ICCPR với Công ước về nhân quyền của một số khu vực (châu Âu, châu Mỹ, châu Phi) cũng thấy rất nhiều điểm tương đồng. Công ước châu Âu về bảo vệ nhân quyền và tự do căn bản (ECHR) năm 1950 tại Điều 6, cũng như Công ước châu Mỹ về nhân quyền (1969) tại Điều 8, đều quy định với tiêu đề “quyền được xét xử công bằng” (Right to a fair trial), khẳng định quyền được xét xử bởi “toà án độc lập và không thiên vị, được thiết lập theo luật pháp” trong các vụ việc dân sự hay hình sự, quyền được suy đoán vô tội và các quyền tối thiểu liên quan đến việc bị buộc tội. Tại các điều ước khu vực khác, có thể không gọi trực tiếp  tên quyền này, như Điều 7 của Hiến chương châu Phi về nhân quyền và quyền của các dân tộc, nhưng cũng quy định về một số quyền như được kháng cáo, được suy đoán vô tội, được bào chữa, được xét xử bởi “một toà án không thiên vị”. Cũng cần lưu ý là châu Phi đã có riêng một văn kiện về quyền được xét xử công bằng là Tuyên ngôn Dakar về quyền được xét xử công bằng tại châu Phi (2000), như đã nhắc đến ở trên. Hiến chương nhân quyền Ả-rập (1994), dù không có điều nào đề cập trực tiếp đến toà án, nhưng cũng có quy định về quyền được suy đoán vô tội (Điều 7), quyền không bị xét xử hai lần, được bồi thường nếu bị giam giữ oan (Điều 16). [5] Các điều ước khu vực hiển nhiên chỉ có giá trị bắt buộc đối với các quốc gia tham gia điều ước, nhưng rõ ràng quyền được xét xử công bằng mang tính phổ quát cao và được quan tâm bảo vệ trên khắp thế giới.


Bên cạnh các văn kiện mang tính ràng buộc pháp lý (công ước, điều ước), nhiều văn kiện không mang tính ràng buộc pháp lý như Hướng dẫn, Nguyên tắc, Quy tắc  có liên quan đến bảo vệ quyền được xét xử công bằng. Chẳng hạn như liên quan đến người tiến hành tố tụng và các nghĩa vụ của họ có Các nguyên tắc cơ bản về tính độc lập của Tòa án (1985), Quy ước đạo đức của quan chức thi hành pháp luật (1979), Hướng dẫn về vai trò của công tố viên (1990) … Liên quan đến người tham gia tố tụng có Các nguyên tắc về bảo vệ tất cả những người bị giam hay tù dưới bất kỳ hình thức nào (1988), Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về tư pháp người chưa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh) (1985), Quy tắc của Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự do (1990), Các nguyên tắc cơ bản về vai trò của luật sư (1990)… Những văn kiện này dù không mang tính ràng buộc về mặt pháp lý, nhưng lại là những tiêu chuẩn chung đã được cộng đồng quốc tế nhất trí nhằm hướng đến bảo vệ nhân quyền và nhân phẩm của con người – những giá trị mang tính phổ quát. Bên cạnh giá trị đạo đức và chính trị, các văn kiện này đã và đang được nghiên cứu và nội luật hoá bởi nhiều quốc gia.


Tập hợp các văn kiện văn kiện mang tính ràng buộc và không mang tính ràng buộc pháp lý nêu trên tạo nên một hệ thống các chuẩn mực quốc tế về quyền được xét xử công bằng. Hệ thống chuẩn mực này có thể dùng làm thước đo mức độ tuân thủ của các quốc gia trên khía cạnh pháp luật thực định và thực tiễn thi hành pháp luật.

 

 

2. Các nội dung căn bản của quyền được xét xử công bằng


Như trên đã đề cập nội dung của quyền được xét xử công bằng tương đối rộng, bao trùm nhiều quyền cụ thể. Nói cách khác, quyền được xét xử công bằng là một quyền tổng hợp. Phần tiếp theo sẽ sơ lược phân tích các quyền cụ thể đó và một số chuẩn mực quốc tế liên quan.


2.1. Một số quyền trong giai đoạn trước xét xử


Mặc dù quyền được xét xử công bằng liên quan nhiều nhất đến hoạt động xét xử của toà án, nhưng giai đoạn tiền xét xử lại có quan hệ chặt chẽ, làm tiền đề cho giai đoạn xét xử. Các nhân quyền cơ bản nếu bị xâm hại từ giai đoạn đầu này sẽ ảnh hưởng đến các quyền ở giai đoạn sau. Chẳng hạn quyền không bị tra tấn, bức cung hay nhục hình nếu bị xâm hại, rất dễ dẫn đến những lời khai không khách quan, từ đó nội dung vụ án bị sai lệch. Mặt khác, toà án trong giai đoạn này đã có vai trò xem xét về tính hợp pháp của việc bắt giữ người.


Không bị bắt hoặc giam giữ vô cớ là một quyền sơ đẳng, bảo đảm quyền tự do và an toàn về thân thể của cá nhân. Điều 9 Tuyên ngôn, cũng như Điều 9/1 ICCPR khẳng định không ai có thể bị bắt hoặc giam giữ vô cớ. Khi bị bắt, người bị bắt có quyền được biết lý do bắt (Điều 9/2). Cũng ngay từ giai đoạn bị bắt, người bị bắt có quyền không bị tra tấn, bị đối xử tàn ác hay vô nhân đạo, đây là quyền được ghi nhận trong Điều 7 Tuyên ngôn,  Điều 7 ICCPR, Bình luận chung số 7 và số 20, cũng như trong Công ước chống tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hay bị hạ nhục (1984). Hơn thế nữa, bị can còn có quyền được giam giữ, đối xử nhân đạo, theo Điều 10 ICCPR, Bình luận chung số 9, cũng như trong Các nguyên tắc về bảo vệ tất cả những người bị giam hay tù dưới bất kỳ hình thức nào (1988). Điều 9/4 ICCPR quy định về quyền được toà án nhanh chóng xem xét về tính hợp pháp của việc bắt giữ người. Toà án với vai trò là cơ quan tư pháp sẽ đánh giá việc bắt giữ có hợp pháp hay không, tránh việc bắt giữ người bất hợp pháp hoặc không cần thiết. Đây cũng là một quyền cơ bản của công dân, được hiến pháp nhiều quốc gia ghi nhận.


Khi đề cập đến các quyền trong giai đoạn tiền xét xử, nhiều quyền khác của bị can được quan tâm như quyền dược bào chữa và trợ giúp pháp lý ngay khi bị bắt hoặc bị giam giữ, quyền được liên lạc với thế giới bên ngoài, quyền được thực hành tôn giáo...

2.2. Quyền bình đẳng trước tòa án và được xét xử bởi tòa án độc lập, không thiên vị, công khai


Trước hết, bình đẳng thể hiện ở sự ngang bằng về quyền giữa các bên trong tố tụng. Các buộc tội với bên gỡ tội có quyền như nhau trong việc đưa ra chứng cứ, quan điểm, yêu cầu là những đòi hỏi đầu tiên của công bằng trong xét xử. Đây cũng là yêu cầu của Điều 7 Tuyên ngôn rằng mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và có quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng.


Thứ hai, tòa án cần phải độc lập, không thiên vị cũng là nội dung quan trọng đảm bảo công bằng. Toà án là cơ quan có thẩm quyền đưa ra phán quyết về việc một người có tội hay không và trách nhiệm hình sự mà người đó phải ghánh chịu. Tại Các nguyên tắc cơ bản về tính độc lập của Tòa án (Basic Principles on the Independence of the Judiciary) do Hội nghị Liên hợp quốc về phòng chống tội phạm và xử lý người phạm tội thông qua và được Đại hội đồng Liên hợp quốc chấp thuận cùng trong năm 1985, tính độc lập của toà án đã được cụ thể hoá từ nhiều góc độ như cần có sự bảo đảm của nhà nước, bảo đảm của hiến pháp, toà án không bị ảnh hưởng bởi dụ dỗ, sức ép, can thiệp sai trái... [6] Bên cạnh sự độc lập của tòa án và các thẩm phán, sự độc lập của cảnh sát và công tố viên cũng ảnh hưởng đáng kể đến tính độc lập của hệ thống tư pháp. Hướng dẫn về vai trò của công tố viên (được Hội nghị Liên hợp quốc thông qua năm 1990) đã khẳng định trách nhiệm của nhà nước trong bảo đảm cho công tố viên thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn mà không bị đe doạ, ngăn cản, can thiệp (Khoản 4) và văn phòng công tố viên phải triệt để tách khỏi chức năng xét xử (Khoản 10)...[7] Trong Quy ước đạo đức của quan chức thi hành pháp luật (được Đại hội đồng LHQ thông qua năm 1979), một số khía cạnh liên quan đến tính độc lập như các quan chức thi hành pháp luật (thực thi quyền lực cảnh sát) không được tham nhũng (Điều 7).[8] 


Công khai và minh bạch là những đòi hỏi thiết yếu của công bằng. Toà án xét xử công khai là một yêu cầu trong Điều 14/1 ICCPR. Tuy nhiên, việc xét xử công khai có thể bị hạn chế vì lý do an ninh quốc gia hoặc để giữ kín đời tư của các bên. Trong Công ước Châu Âu về nhân quyền (ECHR), tính công khai của việc xét xử (Điều 6) cũng như việc đảm bảo quyền thông tin của công chúng được đề cao (Điều 10). Gần đây, Hội đồng châu Âu nêu lên kiến nghị liên quan đến tính minh bạch và khuyến cáo các quốc gia bảo đảm quyền của công chúng trong việc nhận các thông tin về hoạt động của cơ quan tư pháp, công an thông qua các phương tiện truyền thông, đồng thời, các phóng viên phải được tự do viết, bình luận về hệ thống tư pháp. Năm 2005, Hội đồng tư vấn Thẩm phán châu Âu (the Consultative Council of European Judges) cũng đã đề cao mối quan hệ giữa toà án với các phương tiện truyền thông đại chúng.[9]


2.3. Quyền được suy đoán vô tội


Nguyên tắc suy đoán vô tội được hình thành tương đối sớm trong nhiều nền tư pháp trên thế giới.  Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp (1789) đã khẳng định mọi người đều được coi là vô tội cho đến khi bị tuyên bố phạm tội (Điều 9). Trong Hiến pháp Mỹ, dù không trực tiếp  đề cập đến nhưng có thể được suy ra từ các tu chính án 4, 5 và 14. Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (1948) tại Điều 11 và ECHR tại khoản 2 Điều 6 cũng khẳng định quyền này.


Điều 14/2 ICCPR đã ghi nhận quyền được suy đoán vô tội của bị can, bị cáo, cạnh đó, Khoản 7 của Bình luận chung số 13 nhấn mạnh mối quan hệ của quyền này với nghĩa vụ chứng minh của bên công tố, bên công tố có nghĩa vụ chứng minh trong suốt quá trình xét xử. Quy định về suy đoán vô tội có quan hệ chặt chẽ với quy định về toà án không thiên vị.  Các cơ quan tiến hành tố tụng, các thẩm phán, công tố viên có nghĩa vụ không được có định kiến trước về kết quả của việc xét xử. Cụ thể, việc tiến hành phiên toà phải được dựa trên việc giả định/suy đoán là vôi tội. Liên quan đến suy đoán vô tội, các yếu tố có thể tạo nên định kiến cũng cần phải tránh như việc yêu cầu bị can, bị cáo đeo còng tay, mặc đồng phục trại giam hoặc buộc phải cạo trọc đầu.


2.4. Quyền bào chữa


Quyền bào chữa có vai trò đặc biệt là quyền bảo vệ các quyền khác. Điều 14/3 ICCPR khẳng định trong quá trình xét xử hình sự, mọi người phải đựơc các bảo đảm tối thiểu liên quan đến quyền bào chữa. Các quyền đó bao gồm quyền được biết lý do buộc tội, quyền bào chữa, được trợ giúp pháp lý, được xét xử nhanh chóng, được đối chất với người làm chứng...


Trước hết, để có thể thực hiện việc bào chữa, người bị buộc tội phải được thông báo về lý do buộc tội (Điều 14/3/a). Nguyên tắc 10 trong Các nguyên tắc về bảo vệ tất cả những người bị giam giữ hay tù dưới bất kỳ hình thức nào (1988) cũng nhấn mạnh quyền được thông báo này của người bị bắt giữ.[10] Bên cạnh quyền có đủ thời gian để chuẩn bị cho việc bào chữa (Điều 14/3/b), bị cáo lại có quyền được xét xử nhanh chóng (Điều 14/3/c).


Quyền bào chữa của người bị buộc tội bao gồm quyền tự bào chữa và quyền nhờ luật sư. Điều 14/3/d ghi nhận cả hai quyền này của bị cáo. Khắp nơi trên thế giới, luật sư có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội. Nguyên tắc 10 trong Các nguyên tắc về bảo vệ tất cả những người bị giam giữ hay tù dưới bất kỳ hình thức nào cũng khẳng định quyền của bị can, bị cáo được liên lạc, tham khảo ý kiến với luật sư, việc tiếp xuc với luật sư phải ngoài tầm nghe của quan chức thi hành pháp luật.[11] Các nguyên tắc cơ bản về vai trò của luật sư (1990) cũng đặc biệt chú ý đến vai trò của luất sư trong tư pháp hình sự. Theo đó, các chính phủ có nghĩa vụ bảo đảm cho người bị bắt nhanh chóng, trong mọi trường hợp không quá 48 giờ, tiếp xúc với luật sư.[12]  Bên cạnh quyền nhờ luật sư, cá nhân còn có quyền được có phiên dịch miễn phí nếu không hiểu và nói được ngôn ngữ sử dụng tại phiên toà (Điều 14/3/f).


Để đảm bảo quyền bào chữa còn có các quy định liên quan đến chứng minh, người làm chứng. Cá nhân có quyền thẩm vấn và yêu cầu thẩm vấn những nhân chứng buộc tội mình, được mời người làm chứng gỡ tội cho mình tới phiên toà (Điều 14/3/e). Về nghĩa vụ chứng minh, bị can, bị cáo không phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận là mình có tội (Điều 14/3/g) và nghĩa vụ chứng minh trong vụ án hình sự thuộc về phía công tố.


2.5. Quyền được xét xử theo thủ tục riêng của người chưa thành niên


Do đặc điểm của người chưa thành niên có nhiều hạn chế về thể chất, tâm sinh lý, cộng đồng quốc tế đã giành nhiều quan tâm để bảo vệ người chưa thành niên về mặt pháp lý. Điều 14/4 ICCPR quy định thủ tục áp dụng đối với người chưa thành niên phải xem xét đến độ tuổi và khuyến khích sự phục hồi của trẻ. Công ước về quyền trẻ em (1989) tại Điều 40/2/b cũng đã khẳng định các quyền của trẻ em được các đảm bảo khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về tư pháp người chưa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh)(1985) đã dành rất nhiều ưu đãi đặc biệt cho người chưa thanh niên. Ngoài ra Quy tắc của Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự do (1990), bên cạnh việc quy định rất nhiều bảo đảm đối với người chưa thành niên, cũng nhấn mạnh quyền có luật sư bào chữa và được yêu cầu trợ giúp pháp lý không phải trả tiền trong giai đoạn chờ xét xử của họ (Khoản 18, phần III). [13]


Nhìn chung, hệ thống quy phạm pháp luật quốc tế bảo vệ quyền của người chưa thnàh niên trong lĩnh vực tư pháp hình sự tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, sự cam kết tuân thủ của các quốc gia có nhiều mức độ tích cực khác nhau.


2.6. Quyền kháng cáo


Điều 14/5 ICCPR quy định quyền kháng cáo/ quyền được xét xử phúc thẩm. Người nào bị kết án đều có quyền yêu cầu toà án cấp cao hơn xem xét lại bản án và hình phạt đối với họ mà toà án cấp dưới đã tuyên.  Quyền này nhằm hạn chế những sai lầm của các cơ quan tiên hành tố tụng cấp dưới có thể gây thiệt hại đến quyền lợi chính đáng của các đương sự. Trong Khoản 7 của Bình luận chung số 13 về quyền kháng cáo đã nhấn mạnh rằng, trong các vụ án hình sự, quyền này không chỉ áp dụng đối với những tội phạm nghiêm trọng mà áp dụng đối với tất cả các loại tội phạm.


2.7.  Một số quyền khác


Điều 14 ICCPR còn quy định về quyền  được bồi thường khi bị kết án oan, quyền không bị xét xử hai lần về cùng một tội danh. Khi một cá nhân bị kết tội, kèm theo đó bị tuyên một hình phạt, nhân phẩm và danh dự của họ đã bị ảnh hưởng. Điều 14/6 ICCPR quy định quyền được yêu cầu bồi thường khi bị kết án oan. Điều luật quy định cụ thể nếu bản án có hiệu lực chung thẩm bị huỷ bỏ hoặc tuyên vô tội trên cơ sở tình tiêt mới cho thấy việc xét xử là oan, người bị kết án oan có quyền yêu cầu bồi thường. Điều 14/7 ICCPR còn quy định quyền không bị xét xử hay phải chịu hình phạt hai lần về cùng một tội danh. 


Trong ICCPR, ngoài các nội dung quy định tại Điều 14 nêu trên, các nội dung quy định trong Điều 11 về không bị truy cứu hình sự vì lý do không thực hiện được nghĩa vụ hợp đồng và Điều 15  về không bị coi là có tội nếu hành vi không cấu thành tội phạm theo pháp luật vào thời điểm thực hiện hành vi, không áp dụng hồi tố cũng được nghiên cứu khi đề cập đến quyền được xét xử công bằng.


Trên đây là những nội dung cơ bản của các quy phạm pháp luật quốc tế về quyền được xét xử công bằng. Mức độ tuân thủ của các quốc gia, trên khía cạnh pháp luật thực định và thực tiễn thi hành pháp luật, lại là một vấn đề lớn và phức tạp hơn nhiều. Tác giả sẽ đề cập đến mức độ tương thích của tố tụng hình sự Việt Nam, trong pháp luật thực định cũng như trong thực tiễn, ở một bài viết khác.

 


3. Kết luận


Quyền được xét xử công bằng là một quyền tổng hợp.  Các quy phạm quốc tế về quyền này rất đa dạng, đồng thời cũng tương đối chặt chẽ, chi tiết. Việc tôn trọng, thực hiện tốt các quy phạm đó sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ quyền được xét xử công bằng, qua đó bảo vệ các nhân quyền cơ bản khác, cũng như góp phần quan trọng tạo nền tảng cho một xã hội dân chủ.


Khác với nước láng giềng Trung Quốc, quốc gia vẫn đang cố gắng hoàn thiện hệ thống pháp luật đặc biệt là Bộ luật tố tụng hình sự để đủ điều kiện gia nhập ICCPR, [14] Việt Nam đã là thành viên của ICCPR từ năm 1982, dù luật tố tụng hình sự của chúng ta còn nhiều điều phải bàn. Một trong ba định hướng cơ bản của hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự nước nhà đã được khẳng định là “tuân thủ tuyệt đối các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã là thành viên”.[15]  Việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003 trong thời gian tới là một cơ hội để các luật gia, các nhà lập pháp góp phần hoàn thiện pháp luật tố tụng quốc gia cho phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.


KT (Bài đã đăng Tạp chí Kiểm sát, 2008)

 

Chú thích:

 

1.     Mục từ  Right to a fair trial, Từ điển Wikipedia, http://en.wikipedia.org/wiki/Right_to_a_fair_trial;

2.     Quyền được xét xử công bằng (The Right to a Fair Trial), Ân xá Mỹ, http://www.amnestyusa.org/International_Justice/

3.     Thế nào là một phiên toà công bằng? Hướng dẫn cơ bản về các chuẩn mực pháp lý và thực tiễn  (What is a fair trial? A Basic Guide to Legal Standards and Practice), Uỷ ban Luật gia vì Nhân quyền (Lawyers Committee for Human Rights), (March 2000), http://www.humanrightsfirst.org/pubs/descriptions/fair_trial.pdf -; Sổ tay về phiên toà công bằng (Fair Trials Manual), Ân xá Mỹ, http://www.amnestyusa.org/print.php

4.     Uỷ ban Nhân quyền tiếp tục thảo luận về dự thảo Bình luận chung về điều khoản của Công ước liên quan đến quyền được xét xử công bằng (Human rights committee continues discussion on draft General Comment on Covenant article concerning right to fair trail) (29/3/2006), http//www.un.org/News/Press/docs/2006/hrct679.doc.htm

5.     Xem thêm: Công ước châu Âu về bảo vệ nhân quyền và tự do căn bản , Công ước châu Mỹ về nhân quyền, Hiến chương châu Phi về nhân quyền và quyền của các dân tộc Hiến chương nhân quyền Ả-rập  trong Các tài liệu Căn bản về Nhân quyền (Basic Documents on Human Rights) (lần thứ 4), Biên tập bởi Ian Brownlie và Guy S.Goodwin-Gill, NXB Đại học Oxford, 2002, tr.398 - tr.419, tr.671 - tr.692, tr.728 - tr.740 và tr.774 - tr.781

6.     Các nguyên tắc cơ bản về tính độc lập của Tòa án trong Quyền con người trong quản lý tư pháp, Vũ Ngọc Bình (Tuyển chọn),  NXB Chính trị quốc gia, 2000, tr 124

7.     Hướng dẫn về vai trò của công tố viên trong Sđd,  Vũ Ngọc Bình (Tuyển chọn), tr 64, tr 96

8.     Quy ước đạo đức của quan chức thi hành pháp luật trong Sđd,  Vũ Ngọc Bình (Tuyển chọn), tr 118

9.     So sánh tính minh bạch của tố tụng tại toà án trong các khoa học pháp lý (The transparency of court proceedings in comparative jurisprudence),Youth Initiative for Human Rights, http://www.yihr.org

10. Các nguyên tắc về bảo vệ tất cả những người bị giam giữ hay tù dưới bất kỳ hình thức nào  trong Sđd,  Vũ Ngọc Bình (Tuyển chọn) tr. 152

11. Như trên, tr. 156

12. Các nguyên tắc cơ bản về vai trò của luật sư  trong Sđd,  Vũ Ngọc Bình (Tuyển chọn), tr. 105

13. Quy tắc của Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự do  trong Sđd, Vũ Ngọc Bình (Tuyển chọn), tr.272 – tr.273

14. Trung Quốc đang suy tính việc sửa đổi Luật tố tụng hình sự cho phù hợp với công ước về nhân quyền của Liên hợp quốc (Error! Hyperlink reference not valid.), Nhân dân Nhật báo Online, http://english.people.com.cn, 2005.09.08

15. Khuất Văn Nga, Khẩn trương xây dựng Bộ luật tố tụng hình sự cho những năm sau 2010, Tạp chí Kiểm sát, số 15 (8-2007), tr.22

 

 

Tóm tắt:

Quyền được xét xử công bằng (right to a fair trial), một quyền tổng hợp bao gồm nhiều quyền cụ thể, đã được ghi nhận và bảo vệ trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế về nhân quyền. Các quy định pháp lý bảo vệ quyền này đòi hỏi nhà nước và các cơ quan tư pháp phải bảo đảm cho người bị buộc tội các quyền được suy đoán vô tội, quyền tự bào chữa và nhờ luật sư bào chữa, quyền được xét xử bởi một toà án độc lập và không thiên vị...

 

Summary:

The right to a fair trial, a general right includes many rights, is regulated and protected by many international legal documents on human rights. Legal documents  protecting rights to fair trial require state and tribunals to guarantee rights to be presumed innocence, right to defend oneself in person or through counsel, right to trial by a competent, independent and impartial tribunal...

 



Các tin khác: