QUYỀN CON NGƯỜI - TẬP HỢP NHỮNG BÌNH LUẬN/KHUYẾN NGHỊ CHUNG CỦA LHQ
"Quyền con người - tập hợp những bình luận chung/ Khuyến nghị chung của ủy ban công ước Liên hợp quốc" mới được NXB CAND ấn hành (Quý II, 2010)





Các nội dung cơ bản của cuốn sách gồm có:

MỤC LỤC

 

Lời Nhà xuất bản

Lời Giới thiệu
 Một số chữ viết tắt trong sách .

 Các Bình luận chung của Ủy ban giám sát thực hiện Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (Ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa)

Bình luận chung số 1: Vấn đề báo cáo của các quốc gia thành viên.......

Bình luận chung số 2: Các biện pháp hỗ trợ kỹ thuật quốc tế................

Bình luận chung số 3: Bản chất nghĩa vụ của quốc gia thành viên...........

Bình luận chung số 4: Quyền có nơi ở thích đáng (Điều 11(1))..............

Bình luận chung số 5: Người khuyết tật..

Bình luận chung số 6: Quyền kinh tế, xã hội và văn hoá của những người cao tuổi           

Bình luận chung số 7: Quyền có nhà ở thích đáng: Sự cưỡng chế di dời (Điều 11(1))....

Bình luận chung số 8: Mối quan hệ giữa sự trừng phạt kinh tế và việc tôn trọng các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá.....

Bình luận chung số 9: Thực hiện Công ước ở các quốc gia...................

Bình luận chung số 10: Vai trò của các cơ quan quốc gia về quyền con người trong việc bảo vệ các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa .....

Bình luận chung số 11: Các lế hoạch hành động về giáo dục tiểu học (Điều 14)

Bình luận chung số 12: Quyền được có lương thực, thực phẩm ở mức thích đáng (Điều 11)        

Bình luận chung số 13: Quyền được giáo dục (Điều 13) ..

Bình luận chung số 14: Quyền đạt được mức độ sức khỏe cao nhất có thể    (Điều 12)  

Bình luận chung số 15: Quyền tiếp cận với nước (các Điều 11 và 12)..........................

Bình luận chung số 16: Quyền bình đẳng nam nữ trong việc hưởng thụ tất cả các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (Điều 3)...

Bình luận chung số 17: Quyền được hưởng lợi từ việc bảo vệ các quyền lợi về vật chất và tinh thần xuất phát từ những sáng tạo khoa học, văn học hoặc nghệ thuật của bản thân (Điều 15(1,c)) 

Bình luận chung số 18: Quyền được làm việc (Điều 6)..........................

Bình luận chung số 19: Quyền được hưởng an sinh xã hội (Điều 9).......

Bình luận chung số 20: Không phân biệt đối xử về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (Điều 2(2))           

Các Bình luận chung của Ủy ban giám sát thực hiện Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (Ủy ban nhân quyền)

Bình luận chung số 1: Nghĩa vụ báo cáo..

Bình luận chung số 2: Hướng dẫn báo cáo..

Bình luận chung số 3: Việc thực hiện Công ước ở cấp quốc gia (Điều 2)

Bình luận chung số 4: Bình đẳng nam nữ trong việc hưởng thụ các quyền dân sự và chính trị (Điều 3)      

Bình luận chung số 5: Việc tạm ngừng thực hiện quyền (Điều 4) ..........

Bình luận chung số 6: Quyền sống (Điều 6) .........................................

Bình luận chung số 7: Cấm tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục (Điều 7)    

Bình luận chung số 8: Quyền tự do và an ninh cá nhân (Điều 9) ...........

Bình luận chung số 9: Đối xử nhân đạo đối với người bị tước tự do (Điều 10)     

Bình luận chung số 10: Quyền tự do ý kiến (Điều 19) ..........................

Bình luận chung số 11: Điều 20 ..........................................................

Bình luận chung số 12: Quyền tự quyết (Điều 1) .................................

Bình luận chung số 13: Hoạt động tư pháp (Điều 14) ..........................

Bình luận chung số 14: Quyền sống (Điều 6)........................................

Bình luận chung số 15: Vị trí của người nước ngoài theo Công ước…..

Bình luận chung số 16: Quyền về sự riêng tư (Điều 17) .......................

Bình luận chung số 17: Điều 24 (Quyền trẻ em) ..................................

Bình luận chung số 18: Không phân biệt đối xử ...................................

Bình luận chung số 19: Điều 23 (Gia đình) ..........................................

Bình luận chung số 20: Cấm tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục (Điều 7)  

Bình luận chung số 21: Đối xử nhân đạo đối với người bị tước đi tự do (Điều 10)

Bình luận chung số 22: Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng hoặc tôn giáo (Điều 18)         

Bình luận chung số 23: Quyền của những người thiểu số (Điều 27) ......  

Bình luận chung số 24: Những vấn đề liên quan đến bảo lưu khi phê chuẩn, gia nhập Công ước và các Nghị định thư bổ sung, hoặc liên quan đến các tuyên bố theo Điều 41..........

Bình luận chung số 25: Sự tham gia quản lý nhà nước và quyền bầu cử (Điều 25)           

Bình luận chung số 26: Tính liên tục của nghĩa vụ .................................

Bình luận chung số 27: Quyền tự do đi lại (Điều 12) ............................

Bình luận chung số 28: Sự bình đẳng về quyền giữa nam và nữ (Điều 3)

Bình luận chung số 29: Tạm ngừng thực hiện quyền trong bối cảnh khẩn cấp (Điều 4)     

Bình luận chung số 30: Nghĩa vụ báo cáo của các quốc gia thành viên theo Điều 40      

Bình luận chung số 31: Bản chất của nghĩa vụ pháp lý chung với các quốc gia thành viên 

Bình luận chung số 32: Quyền bình đẳng trước tòa án và quyền được xét xử công bằng  

Bình luận chung số 33: Nghĩa vụ của các quốc gia thành viên theo Nghị định thư tùy chọn của Công ước

Các khuyến nghị chung của Ủy ban giám sát thực hiện Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (Ủy ban về xóa bỏ sự phân biệt chủng tộc)

Khuyến nghị chung số 1: Nghĩa vụ của các quốc gia thành viên (Điều 4)

Khuyến nghị chung số 2: Nghĩa vụ của các quốc gia thành viên.............

Khuyến nghị chung số 3: Liên quan đến trách nhiệm báo cáo của các quốc gia thành viên           

Khuyến nghị chung số 4: Liên quan đến trách nhiệm báo cáo của các quốc gia thành viên (Điều 1)          

Khuyến nghị chung số 5: Liên quan đến trách nhiệm báo cáo của các quốc gia thành viên (Điều 7)          

Khuyến nghị chung số 6: Về báo cáo quá hạn
Khuyến nghị chung số 7: Về  việc thực hiện Điều 4 .............................

Khuyến nghị chung số 8: Việc giải thích và áp dụng Khoản 1 và 4 Điều 1

Khuyến nghị chung số 9: Việc áp dụng khoản 1 Điều 8........................

Khuyến nghị chung số 10: Về hỗ trợ kỹ thuật.......................................

Khuyến nghị chung số 11: Về những người không phải là công dân …

Khuyến nghị chung số 12: Về các quốc gia kế thừa ............................

Khuyến nghị chung số 13: Đào tạo nhân quyền cho cán bộ thực thi pháp luật  

Khuyến nghị chung số 14: Về Khoản 1 Điều 1 ....................................

Khuyến nghị chung số 15: Về Điều 4  .................................................

Khuyến nghị chung số 16: Về việc áp dụng Điều 9 ..............................

Khuyến nghị chung số 17: Về việc thiết lập các cơ quan quốc gia để hỗ trợ việc  thực hiện Công ước     

Khuyến nghị chung số 18: Về việc thiết lập một toà án quốc tế xét xử tội phạm chống nhân loại  

Khuyến nghị chung số 19: Về Điều 3  .

Khuyến nghị chung số 20: Về Điều 5  ..

Khuyến nghị chung số 21: Về quyền tự quyết ..

Khuyến nghị chung số 22: Liên quan đến Điều 5 về người tị nạn và người bị mất nơi ở    

Khuyến nghị chung số 23: Về người bản địa .......................................

Khuyến nghị chung số 24: Về Điều 1 ..................................................

Khuyến nghị chung số 25: Các khía cạnh về giới của sự phân biệt chủng tộc

Khuyến nghị chung số 26: Về Điều 6 ..................................................

Khuyến nghị chung số 27: Về sự phân biệt đối xử chống lại người Di-gan

Khuyến nghị chung số 28: Về hoạt động tiếp theo Hội nghị quốc tế về chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, sự phân biệt chủng tộc, bài ngoại và không khoan dung có liên quan ........

Khuyến nghị chung số 29: Về thuật ngữ “nguồn gốc” trong Khoản 1 Điều 1

Khuyến nghị chung số 30: Về sự phân biệt đối xử chống lại những người không phải là công dân            

Khuyến nghị chung số 31: Về ngăn chặn sự phân biệt chủng tộc trong quản lý và vận hành hệ thống tư pháp hình sự...

Khuyến nghị chung số 32: Ý nghĩa và phạm vi của các biện pháp đặc biệt trong Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc

Khuyến nghị chung số 33: Tiếp theo Hội nghị đánh giá Durban…

Các khuyến nghị chung của Ủy ban giám sát thực hiện Công ước  về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (Uỷ ban về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ)

Khuyến nghị chung số 1: Việc báo cáo của các quốc gia thành viên  ... .

Khuyến nghị chung số 2: Báo cáo của các quốc gia thành viên ............

Khuyến nghị chung số 3: Chiến lược giáo dục và thông tin đại chúng... ..

Khuyến nghị chung số 4: Về những bảo lưu ........................................

Khuyến nghị chung số 5: Về những biện pháp đặc biệt tạm thời............

Khuyến nghị chung số 6: Bộ máy nhà nước và việc tuyên truyền phổ biến hiệu quả

Khuyến nghị chung số 7: Các nguồn lực .............................................

Khuyến nghị chung số 8: Thực hiện đầy đủ Điều 8 ..............................

Khuyến nghị chung số 9: Số liệu thống kê về thực trạng của phụ nữ ............................

Khuyến nghị chung số 10: Kỷ niệm lần thứ 10 ngày thông qua CEDAW            

Khuyến nghị chung số 11: Các dịch vụ tư vấn kỹ thuật cho việc báo cáo

Khuyến nghị chung số 12: Bạo hành đối với phụ nữ ............................

Khuyến nghị chung số 13: Việc trả công bình đẳng cho công việc có giá trị ngang nhau.  

Khuyến nghị chung số 14: Hủ tục cắt bỏ âm vật của phụ nữ ................

Khuyến nghị chung số 15: Chống phân biệt đối xử với phụ nữ trong các chiến lược quốc gia về ngăn chặn và kiểm soát hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (AIDS).......

Khuyến nghị chung số 16: Lao động nữ không được trả công trong các cơ sở sản xuất kinh doanh gia đình ở nông thôn và thành thị

Khuyến nghị chung số 17: Xác định giá trị và tỷ trọng những việc làm không được trả công của phụ nữ trong gia đình và đưa vào tổng thu nhập quốc gia....

Khuyến nghị chung số 18: Phụ nữ khuyết tật ......

Khuyến nghị chung số 19: Bạo lực chống lại phụ nữ .....

Khuyến nghị chung số 20: Những bảo lưu với Công ước .....................

Khuyến nghị chung số 21: Bình đẳng trong quan hệ hôn nhân và gia đình

Khuyến nghị số 22: Sửa đổi Điều 20 của Công ước ............................

Khuyến nghị chung số 23: Đời sống chính trị và công cộng ..................

Khuyến nghị chung số 24: Phụ nữ và sức khoẻ (Điều 12)………………..

Khuyến nghị chung số 25: Những biện pháp đặc biệt tạm thời (Điều 4(1))          

Khuyến nghị chung số 26: Lao động di trú nữ ………………..


Các Bình luận chung của Ủy ban giám sát thực hiện Công ước về quyền trẻ em (Ủy ban về quyền trẻ em)

Bình luận chung số 1: Mục đích của giáo dục ....

Bình luận chung số 2: Vai trò của các cơ quan nhân quyền quốc gia trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền trẻ em                                                                                                        

Bình luận chung số 3: HIV/AIDS và quyền trẻ em ....

Bình luận chung số 4: Sức khoẻ và sự phát triển của người chưa thành niên trong khuôn khổ Công ước về quyền trẻ em ......................................................................................

Bình luận chung số 5: Các biện pháp chung để thực hiện Công ước (Các Điều 4, 42 và 44 khoản 6)      

Bình luận chung số 6: Đối xử với trẻ em vô thừa nhận và trẻ em không cha mẹ ở bên ngoài nước nguyên quán                                                                                                          

Bình luận chung số 7: Thực hiện quyền trẻ em trong thời kỳ thơ ấu........

Bình luận chung số 8: Quyền của trẻ em được bảo vệ khỏi hình phạt thể chất và các hình thức trừng phạt độc ác hay hạ thấp nhân phẩm khác (các Điều 19, 28(2) và 37, không kể những Điều khác)

Bình luận chung số 9: Quyền của trẻ em khuyết tật...............................

Bình luận chung số 10: Quyền trẻ em trong tư pháp người chưa thành niên

Bình luận chung số 11: Trẻ em bản địa và quyền của trẻ em bản địa theo Công ước  

Bình luận chung số 12: Quyền được lắng nghe của trẻ em.....................


Các Bình luận chung của Ủy ban chống tra tấn

Bình luận chung số 1: Việc thực hiện Điều 3 của Công ước trong phạm vi Điều 22 (Vấn đề trục xuất và cung cấp thông tin) .....................................................................................

Bình luận chung số 2: Việc thực hiện Điều 2 của Công ước  ................


TRÍCH ĐOẠN:

Các Bình luận chung của Ủy ban giám sát thực hiện Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (Ủy ban nhân quyền)

BÌNH LUẬN CHUNG SỐ 10

QUYỀN TỰ DO Ý KIẾN (ĐIỀU 10)*

---------------------------------

 

1.      Khoản 1 Điều 10 yêu cầu bảo vệ quyền bảo lưu chính kiến không có sự can thiệp. Đây là một quyền mà Công ước không cho phép hạn chế hay tạm ngừng thực hiện trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Uỷ ban mong nhận được những thông tin từ các  về việc thực hiện quy định ở khoản 1 Điều 10.

2.      Khoản 2 Điều này yêu cầu bảo vệ quyền tự do biểu đạt, bao gồm không chỉ quyền tự do về “truyền đạt thông tin và các tư tưởng” mà còn có quyền “tìm kiếm” và “tiếp nhận” “các thông tin mà không bị giới hạn bởi cách thức, bằng bất cứ phương tiện nào, kể cả nói, viết hoặc in ấn, dưới hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua bất cứ phương thức truyền thông nào”. Không phải tất cả các  đều đã cung cấp đầy đủ thông tin về việc thực hiện tất cả các khía cạnh của quyền tự do tư tưởng. Ví dụ, rất ít quốc gia  chú ý đến việc đề ra các biện pháp có hiệu quả để ngăn chặn sự can thiệp đến quyền tự do biểu đạt xuất phát từ sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại. 

3.      Nhiều  đã báo cáo rằng họ đã đảm bảo quyền tự do thể hiện ý kiến bằng hiến pháp hay pháp luật. Tuy nhiên, để biết chính xác mức độ tự do thể hiện ý kiến trong pháp luật và trong thực tế, Uỷ ban cần phải có được những thông tin thích hợp về những quy định pháp luật mà xác định phạm vi tự do, bao gồm những hạn chế cũng như những điều kiện khác mà sẽ ảnh hưởng đến quyền này. Đó là mối quan hệ giữa nguyên tắc tự do thể hiện ý kiến và những giới hạn và hạn chế mà quyết định trên thực tế phạm vi hưởng thụ quyền này của các cá nhân.

4.      Khoản 3 quy định rõ ràng rằng việc sử dụng quyền tự do thể hiện ý kiến kèm theo những  trách nhiệm đặc biệt và vì lý do này có một số hạn chế được chấp nhận nhằm bảo vệ  quyền của các cá nhân khác và của cộng đồng. Tuy nhiên, khi một  áp đặt những hạn chế trong việc thực hiện quyền tự do thể hiện ý kiến, quốc gia  đó không được làm tổn hại đến việc hưởng thụ quyền này. Khoản 3 đưa ra những điều kiện mà chỉ trong những điều kiện đó thì những hạn chế với quyền này mới có thể được áp dụng, đó là: những hạn chế phải được “luật pháp quy định”; chúng chỉ có thể áp đặt nhằm một trong các mục đích nêu ra trong các điểm a và b khoản 3, và cần phải chứng minh được những biện pháp đó là “cần thiết” để đạt được các mục đích đó.


BÌNH LUẬN CHUNG SỐ 11

ĐIỀU 20*

---------------------------------

 

1.      Không phải tất cả báo cáo của các  đều cung cấp đầy đủ thông tin về việc thi hành Điều 20 của Công ước. Theo bản chất của Điều 20, các  có trách nhiệm thực thi các biện pháp pháp lý cần thiết để cấm những hành động đã nêu ra trong Điều này. Tuy nhiên, các báo cáo quốc gia  đã cho thấy rằng một vài quốc gia  đã chẳng những không có những quy định pháp luật mà còn không có bất kỳ nỗ lực nào để ngăn cấm những hành động đó. Hơn thế, nhiều báo cáo cũng không đưa ra được đầy đủ thông tin về những quy định pháp luật và tập quán của quốc gia  mà có liên quan đến Điều này.

2.      Điều 20 quy định rằng bất kỳ hành động tuyên truyền chiến tranh hay cổ vũ sự hận thù dân tộc, chủng tộc hay tín ngưỡng nhằm kích động sự phân biệt đối xử, thù địch hay bạo lực phải bị luật pháp nghiêm cấm. Theo quan điểm của Uỷ ban, những cấm đoán này không mâu thuẫn với quyền tự do biểu đạt quy định ở Điều 19, bởi quyền tự do biểu đạt gắn liền với những trách nhiệm đặc biệt. Sự ngăn cấm nêu ở Khoản 1  Điều 20 áp dụng với tất cả các hình thức tuyên truyền mà đe doạ hay kích động   sự hiếu chiến mà trái với Hiến chương Liên hợp quốc, trong khi quy định ở Khoản 2 hướng vào việc ngăn chặn những sự tuyên truyền cổ vũ cho hận thù dân tộc, chủng tộc, tôn giáo mà kích động sự phân biệt đối xử, sự thù địch hay bạo lực, cho dù những hành động đó có tác động đến tình hình bên trong hay bên ngoài của quốc gia  liên quan. Tuy nhiên Điều 20 không ngăn cấm việc ủng hộ quyền độc lập, tự quyết của các dân tộc phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc. Để thực hiện Điều 20, các Quốc gia  cần quy định rõ trong pháp luật rằng việc tuyên truyền và ủng hộ như đã nói ở trên là trái pháp luật và quy định những chế tài với những trường hợp vi phạm. Uỷ ban khuyến nghị rằng các  mà chưa thực thi các biện pháp như vậy cần xúc tiến thực hiện để hoàn thành trách nhiệm như đã nêu trong Điều 20.



* Phiên họp thứ 2 (năm 1988)

* Phiên họp thứ 19 (1983)

BÌNH LUẬN CHUNG SỐ 22

QUYỀN TỰ DO TƯ TƯỞNG, TÍN NGƯỠNG HOẶC    TÔN GIÁO (ĐIỀU 18)*

---------------------------------

 

1.      Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng hoặc tôn giáo (điều này bao gồm quyền tự do đối với việc giữ tín ngưỡng) trong Điều 18(1) có tính bao quát và sâu sắc. Nó bao gồm quyền tự do suy nghĩ về tất cả các vấn đề, niềm tin cá nhân với những tôn giáo hay tín ngưỡng với tư cách cá nhân hay tập thể. Uỷ ban lưu ý các  về thực tế là tự do tư tưởng cần được bảo vệ tương tự như với tự do tôn giáo, tín ngưỡng. Đặc tính cơ sở của những tự do này mà đã được thể hiện trong thực tế là chúng không thể bị đình chỉ thực hiện, thậm chí cả trong những thời điểm khẩn cấp như được nêu trong Điều 4(2) của Công ước.

2.      Điều 18 bảo vệ cả những niềm tin hữu thần và vô thần. Các thuật ngữ “tín ngưỡng” và “tôn giáo” cần được phân tích theo nghĩa rộng. Điều 18 không chỉ áp dụng đối với những tôn giáo lâu đời hoặc những tôn giáo có tính chất thể chế, mà còn với những tín ngưỡng hoặc những tập tục truyền thống tương tự như tín ngưỡng. Bởi vậy, Uỷ ban quan tâm đến bất kỳ xu hướng nào có tính chất phân biệt chống lại các tín ngưỡng hoặc niềm tin khác với bất kỳ lý do gì, bao gồm việc chúng mới được thiết lập hoặc có tính chất thiểu số mà có thể phải chịu thái độ thù nghịch của những tín đồ của các tôn giáo chiếm ưu thế.

3.      Điều 18 phân biệt quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng hoặc tôn giáo với tự do thể hiện tôn giáo hay tín ngưỡng. Nó không cho phép có bất kỳ giới hạn nào đối với quyền tự do tư tưởng và tín ngưỡng hoặc với quyền tự do được tin theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng. Những quyền tự do này được bảo vệ một cách không điều kiện, tương tự như với quyền được giữ ý kiến trong Điều 19(1). Theo Điều 18(2) và Điều 17, không ai bị ép buộc nói ra suy nghĩ của mình hoặc bị bắt buộc theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng nào đó.

4.      Quyền tự do thể hiện tôn giáo hay tín ngưỡng có thể được thực thi “với tư cách cá nhân hoặc trong cộng đồng, cả ở nơi công cộng hoặc chỗ riêng tư”. Mọi người có quyền tự do thể hiện tín ngưỡng hoặc niềm tin thông qua các hành động thờ cúng, lễ hội tôn giáo, giảng dạy, thực hành giáo lý…Khái niệm thờ cúng liên quan đến một loạt hoạt động nghi lễ nhằm biểu thị tín ngưỡng một cách trực tiếp, cũng như những hoạt động gắn liền với những hoạt động đó, bao gồm việc xây dựng nơi thờ tự, sử dụng những đồ tế khí, trưng bày những biểu tượng và tham gia, tuân thủ những ngày lễ và ngày nghỉ. Sự tuân thủ và thực hành tôn giáo hoặc tín ngưỡng có thể bao gồm không chỉ hành vi mang tính nghi lễ mà cả phong tục, chẳng hạn như tuân thủ nguyên tắc ăn kiêng, mặc những loại trang phục đặc biệt, quàng khăn phủ đầu, tham gia những lễ hội trong những thời gian nhất định và sử dụng những ngôn ngữ đặc biệt trong một nhóm. Ngoài ra, sự thực hành và giảng dạy tôn giáo hoặc tín ngưỡng còn bao gồm những hành vi gắn liền với những quy tắc đạo đức của những nhóm tôn giáo trong những vấn đề cơ bản. Ví dụ, quyền tự do chọn lựa những lãnh tụ, những thầy tu, người truyền đạo của họ; quyền tự do thiết lập những trường dòng hoặc những trường tôn giáo và quyền tự do biên soạn và ấn hành những tài liệu tôn giáo.

5.      Uỷ ban cho rằng quyền tự do “có hoặc theo” một tôn giáo hoặc tín ngưỡng bao gồm quyền tự do tin theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng, kể cả quyền cải đổi niềm tin tôn giáo hoặc tín ngưỡng hiện tại sang một tôn giáo hay tín ngưỡng khác; hoặc quyền không tin theo một tôn giáo nào, hay cải đổi từ niềm tin hữu thần sang vô thần. Điều 18(2) ngăn cấm việc cưỡng ép mà ảnh hưởng tới quyền có hoặc theo tôn giáo hoặc tín ngưỡng, bao gồm cả sự đe doạ bằng vũ lực hoặc hình phạt để bắt buộc những tín đồ hoặc những người không phải tín đồ phải tuân thủ tín ngưỡng hoặc cải đạo. Những chính sách hoặc tục lệ có mục đích giống nhau hoặc gây ảnh hưởng giống nhau như hạn chế sự tiếp cận với giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, việc làm hoặc các quyền được bảo đảm bởi Điều 25 và những điều khác của Công ước, đều mâu thuẫn với Điều 18(2). Tất cả mọi người, dù vô thần hay hữu thần,  cũng đều được hưởng sự bảo vệ giống nhau.

6.       Uỷ ban cho rằng Điều 18(4) cho phép các trường công lập giảng dạy những môn học như lịch sử đại cương của những tôn giáo và luân lý nếu nó được tiến hành một cách trung lập và khách quan. Quyền tự do của bố mẹ hoặc những người giám hộ pháp lý trong việc quyết định sự giáo dục về tôn giáo và đạo đức cho trẻ em phù hợp với đức tín của  họ mà được quy định trong Điều 18.4 có liên quan đến những đảm bảo về quyền tự do giảng dạy một tôn giáo hoặc tín ngưỡng được nêu ở Điều 18(1). Uỷ ban lưu ý rằng việc giảng dạy một tôn giáo hoặc tín ngưỡng đặc biệt trong chương trình của các trường công là trái với Điều 18(4), trừ khi việc này không mang tính chất phân biệt đối xử với các tôn giáo khác và là sự lựa chọn của các bậc cha mẹ và người đỡ đầu của học sinh.

7.      Theo Điều 20, nghiêm cấm các hoạt động tôn giáo hoặc tín ngưỡng mà có thể dẫn đến sự tuyên truyền cho chiến tranh hoặc sự hận thù dân tộc, tôn giáo, kích động sự phân biệt chủng tộc, thù địch hoặc bạo lực. Như Uỷ ban đã nêu trong Bình luận chung số 11, các  có nghĩa vụ ngăn cản những hành động đó bằng pháp luật.

8.      Điều 18(3) cho phép hạn chế quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng với điều kiện những hạn chế đó được qui định trong pháp luật và cần thiết để bảo vệ sự an toàn, trật tự, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội hoặc các quyền và tự do cơ bản của những người khác. Tự do của các cá nhân được tin hoặc không tin theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng nào, và quyền tự do của các bậc cha mẹ và người giám hộ được đảm bảo sự giáo dục tôn giáo và đạo đức cho con em họ là không thể bị giới hạn. Khi qui định phạm vi của những hạn chế được phép, các  phải xuất phát từ nhu cầu bảo vệ những quyền được ghi nhận trong Công ước, bao gồm quyền được bình đẳng và không bị phân biệt đối xử về mọi mặt như đã nêu ở các Điều 2, 3 và 26. Những hạn chế cần phải được luật pháp qui định và không được áp dụng nếu như vi phạm các quyền được ghi nhận tại Điều 18. Uỷ ban cho rằng khoản 3 Điều 18 cần được tuân thủ nghiêm ngặt: việc hạn chế không được áp dụng trong các lĩnh vực không được qui định, cho dù chúng có thể được cho phép hạn chế những quyền khác trong Công ước, cụ thể như trong vấn đề an ninh quốc gia . Những hạn chế chỉ có thể được áp dụng cho những mục đích đã được nêu ra và phải liên quan trực tiếp và phù hợp với những nhu cầu cụ thể được xác nhận. Các hạn chế không được áp đặt với mục đích phân biệt đối xử hoặc được áp dụng theo một cách thức mang tính phân biệt. Uỷ ban thấy rằng các quan điểm đạo đức thường xuất phát từ các truyền thống xã hội, triết học và tôn giáo; do đó, những hạn chế trong việc lựa chọn một tôn giáo hay đức tin với mục đích bảo vệ đạo đức phải không được dựa trên một truyền thống riêng lẻ nào đó. Những người là đối tượng phải chịu sự hạn chế về tự do, ví dụ như tù nhân, sẽ vẫn tiếp tục được hưởng quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng của họ với mức độ cao nhất phù hợp với điều kiện cho phép. Các  cần đưa vào báo cáo những thông tin về phạm vi và hiệu quả của những hạn chế đưa ra theo Điều 18(3), cả trên phương diện lập pháp và hành pháp trong những tình huống cụ thể.

9.      Thực tế nếu một tôn giáo được công nhận một cách chính thức hay theo truyền thống là tôn giáo quốc gia , hay là việc các tín đồ của tôn giáo đó chiếm đa số trong dân chúng. cũng không làm giảm bớt việc được hưởng các quyền theo Công ước, kể cả việc hưởng các quyền quy định trong các Điều 18 và 27, cũng như có sự phân biệt đối với tín đồ của các tôn giáo khác hoặc với những người không theo tôn giáo nào. Đặc biệt, các biện pháp có tính chất phân biệt đối xử đối với tín đồ của các tôn giáo khác hay với những người không theo tôn giáo nào, ví dụ như  quy định chỉ cho những tín đồ của tôn giáo đa số tham gia chính quyền hoặc giành những ưu đãi về kinh tế cho họ hay áp đặt các hạn chế đặc biệt đối với các tôn giáo, tín ngưỡng khác, đều là trái với nguyên tắc cấm phân biệt đối xử về tín ngưỡng, tôn giáo và với quy định về quyền bình đẳng theo Điều 26. Các biện pháp được nêu ra trong khoản 2 Điều 20 cung cấp những bảo vệ quan trọng chống lại việc giảm bớt các quyền của các nhóm tôn giáo thiểu số và cơ hội của các nhóm tôn giáo khác được hưởng các quyền quy định trong các Điều 18 và 27, và chống lại những hành động bạo lực và khủng bố nhằm vào họ. Uỷ ban rất mong nhận  được thông tin về các biện pháp mà các  đã tiến hành nhằm bảo vệ các sinh hoạt tôn giáo hoặc tín ngưỡng khỏi bị xâm phạm và các tín đồ không bị phân biệt đối xử. Tương tự, Ủy ban cũng mong nhận được thông tin về việc tôn trọng các quyền của các nhóm thiểu số về dân tộc và tôn giáo theo Điều 27. Đây là những thông tin cần thiết để Uỷ ban đánh giá mức độ thực hiện việc bảo vệ quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng hoặc tôn giáo của các . Các  có liên quan cần đưa vào báo cáo của mình những thông tin liên quan đến các hành vi mà bị coi là báng bổ đức tin tôn giáo mà được luật pháp nước mình quy định.

10.     Nếu như một hệ thống tín ngưỡng được coi là lý tưởng chính thức trong hiến pháp, tuyên ngôn của các đảng cầm quyền hay trong thực tế thì nó cũng không được làm giảm bớt các quyền và tự do theo Điều 18 hay các quyền khác được ghi nhận trong Công ước, cũng như không được tạo ra sự phân biệt đối xử đối với những người không chấp nhận hoặc phản đối tín ngưỡng đó.

11. Nhiều người đã đòi có quyền từ chối làm nghĩa vụ quân sự (sự phản đối về lương tâm) dựa trên lập luận cho rằng đó là quyền xuất phát từ sự tự do của họ theo Điều 18. Về vấn đề này, ngày càng có nhiều quốc gia  qui định trong luật việc miễn nghĩa vụ quân sự cho các công dân đang theo những tôn giáo hay tín ngưỡng mà không cho phép làm nghĩa vụ quân sự và có thể thay thế nó bằng những nghĩa vụ khác. Công ước không nói rõ về quyền được từ chối về lương tâm nhưng Uỷ ban cho rằng quyền đó có thể hiểu từ nội dung Điều 18, trong đó nêu rằng nghĩa vụ quân sự có thể mâu thuẫn sâu sắc với quyền tự do ý thức, quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng của một số người. Khi quyền này được luật pháp hoặc thực tế công nhận thì không được phân biệt đối xử với những người phản đối về lương tâm  dựa trên bản chất của tín ngưỡng đặc biệt của họ. Tương tự, không được phân biệt đối xử với những người phản đối bởi vì họ không thực hiện nghĩa vụ quân sự. Uỷ ban đề nghị các  báo cáo về những điều kiện để miễn nghĩa vụ quân sự dựa trên quyền qui định tại Điều 18 và dựa trên bản chất và thời gian của nghĩa vụ thay thế.


BÌNH LUẬN CHUNG SỐ 23

QUYỀN CỦA NGƯỜI THIỂU SỐ (ĐIỀU 27)*

---------------------------------

 

1.      Điều 27 Công ước nêu rằng ở những quốc gia  có những nhóm thiểu số về dân tộc, tôn giáo hay ngôn ngữ thì những người thuộc các nhóm này sẽ không bị từ chối quyền hưởng thụ nền văn hóa, theo và sinh hoạt tôn giáo hoặc sử dụng ngôn ngữ của cộng đồng mình. Uỷ ban thấy rằng điều khoản này thiết lập và công nhận một quyền của các nhóm thiểu số khác với các quyền khác, mà với tư cách cá nhân giống như bao người khác, được hưởng theo Công ước.

2.      Trong nhiều khiếu tố gửi cho Uỷ ban theo khuôn khổ của Nghị định thư bổ sung, quyền được bảo vệ theo Điều 27 thường bị lẫn lộn với quyền tự quyết của các dân tộc quy định trong Điều 1 của Công ước. Hơn nữa, trong báo cáo của các  theo Điều 40 của Công ước, trách nhiệm của các  theo Điều 27 nhiều khi bị nhầm lẫn với nhiệm vụ của họ theo Điều 2(1) là đảm bảo việc hưởng các quyền theo Công ước mà không bị phân biệt đối xử, và quyền được bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng theo Điều 26.

3.1. Công ước phân biệt rõ giữa quyền tự quyết và các quyền theo Điều 27. Quyền tự quyết được chỉ rõ là một quyền thuộc về mọi dân tộc và được nêu ở một phần riêng (Phần I của Công ước). Quyền tự quyết không phải là một quyền được đề cập trong Nghị định thư bổ sung. Mặt khác, Điều 27 có liên quan đến quyền của các cá nhân và cũng như các điều khác liên quan đến các quyền cá nhân, nó được đưa vào phần III của Công ước và được đề cập trong Nghị định thư bổ sung (1).

3.2. Việc được hưởng các quyền trong Điều 27 không mâu thuẫn với chủ quyền hay toàn vẹn lãnh thổ của một . Đồng thời, một hoặc nhiều khía cạnh của các quyền cá nhân được bảo vệ theo điều đó - ví dụ như quyền được hưởng một nền văn hóa đặc biệt - có thể bao gồm cả cách sống gắn liền với lãnh thổ và việc sử dụng các nguồn tài nguyên trên đó (2). Điều này đặc biệt đúng với thành viên của các cộng đồng người bản địa mà cấu thành một nhóm thiểu số.

4.    Công ước cũng phân biệt các quyền được bảo vệ theo Điều 27 với những bảo đảm được quy định ở các Điều 2(1) và 26. Tiêu chuẩn được hưởng các quyền trong Công ước mà không bị phân biệt đối xử theo Điều 2(1) được áp dụng cho tất cả các cá nhân ở trong lãnh thổ hoặc trong thẩm quyền tài phán của một quốc gia , bất kể họ có là thiểu số hay không. Ngoài ra,  Điều 26 quy định một quyền riêng về bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng . Điều này điều chỉnh việc thực thi tất cả các quyền, cho dù có được Công ước bảo vệ hay không, mà đã được các  công nhận bằng luật pháp cho các cá nhân trong lãnh thổ và quyền tài phán của mình, bất kể là họ có thuộc về người thiểu số quy định trong Điều 27 hay không(3). Một vài   mà tuyên bố rằng họ không có hành động phân biệt đối xử trên các lĩnh vực dân tộc, ngôn ngữ hay tôn giáo, đã nhầm lẫn cho rằng ở nước họ không có các nhóm  thiểu số.

5.1. Các thuật ngữ được sử dụng trong Điều 27 chỉ rõ rằng những người cần được bảo vệ là những người thuộc một nhóm và có cùng một nền văn hóa, tín ngưỡng và cùng một ngôn ngữ. Những thuật ngữ đó cũng chỉ rõ rằng các cá nhân cần được bảo vệ không nhất thiết phải là công dân của một . Về mặt này, các trách nhiệm phát sinh từ Điều 2(1) cũng là thích hợp, vì một  được yêu cầu bảo đảm các quyền được ghi nhận trong Công ước cho tất cả các cá nhân đang sống trên lãnh thổ và nằm dưới thẩm quyền tài phán của nước mình, ngoại trừ các quyền đã được giải thích là áp dụng cho các công dân nước sở tại, ví dụ như các quyền chính trị theo Điều 25. Vì vậy các  không thể  giới hạn việc áp dụng các quyền theo Điều 27 chỉ riêng cho công dân của nước mình.

5.2. Điều 27 công nhận quyền của các nhóm thiểu số mà đang ‘hiện diện’ ở một . Xét bản chất và phạm vi các quyền trong điều này thì thuật ngữ ‘hiện diện’ là không phù hợp đối với các cá nhân thuộc các nhóm thiểu số. Những quyền này hiểu một cách đơn giản là việc các cá nhân thuộc các nhóm thiểu số không bị loại trừ quyền hưởng thụ, một mình hoặc cùng với các thành viên khác của cộng đồng họ, nền văn hóa của riêng họ, thực hành tôn giáo và nói ngôn ngữ của cộng đồng họ. Không thể phủ định quyền trong cộng đồng với các thành viên của nhóm, họ được hưởng nền văn hóa riêng, sinh hoạt tôn giáo và nói ngôn ngữ của mình. Không nhất thiết họ phải là công dân của quốc gia  đó và họ cũng không cần phải đăng ký thường trú. Vì vậy, những người lao động nhập cư vào làm việc hay thậm chí những khách du lịch tạo nên nhóm người thiểu số trong một  cũng được hưởng các quyền theo Điều 27. Ngoài ra, như bất cứ cá nhân nào khác trong lãnh thổ của một , những thành viên của các nhóm thiểu số cũng được hưởng các quyền áp dụng chung cho mọi người, ví dụ như quyền tự do lập hội, tự do hội họp và tự do ngôn luận. Sự tồn tại của một nhóm thiểu số về dân tộc, tôn giáo hay ngôn ngữ trong một  nào đó không phụ thuộc vào một quyết định của  đó mà phụ thuộc vào các yếu  tố khách quan.

5.3. Quyền của các cá nhân thuộc các nhóm thiểu số về ngôn ngữ được sử dụng ngôn ngữ của cộng đồng mình một cách riêng rẽ hay cùng với các thành viên khác trong cộng đồng không đồng nhất với các quyền về ngôn ngữ khác được bảo vệ trong Công ước. Đặc biệt nó phải được phân biệt với một quyền khác là quyền được tự do ngôn luận theo Điều 19. Quyền tự do ngôn luận được áp dụng cho tất cả mọi người, bất kể họ có thuộc về một thiểu số nào hay không. Hơn nữa, quyền được quy định trong Điều 27 phải được phân biệt với quyền đặc biệt được quy định ở Điều 14.3 (f) của Công ước mà cho phép người bị buộc tội được có phiên dịch nếu họ không hiểu được ngôn ngữ sử dụng trong các phiên toà. Điều 14.3 (f) quy định không phải bất cứ trường hợp nào người bị buộc tội cũng có quyền sử dụng hay nói ngôn ngữ họ lựa chọn trong quá trình xét xử(4).

6.1. Mặc dù Điều 27 được diễn giải theo nghĩa thụ động, nó vẫn công nhận sự tồn tại của một quyền và yêu cầu không được phủ nhận quyền này. Vì thế, một  có nhiệm vụ phải đảm bảo chống lại sự phủ nhận hay vi phạm quyền này. Do đó, cần có các biện pháp chủ động để ngăn chặn những vi phạm các quyền quy định ở Điều 27 không chỉ từ các , mà thể hiện trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp hay tư pháp, mà còn của tất cả các chủ thể khác ở các quốc gia .

6.2. Mặc dù các quyền được bảo vệ theo Điều 27 là các quyền cá nhân, việc hưởng thụ những quyền này phụ thuộc vào khả năng của nhóm thiểu số có giữ gìn được nền văn hóa, ngôn ngữ hay tôn giáo của họ hay không. Do vậy, các quốc gia  cần có các biện pháp chủ động để bảo vệ bản sắc của người thiểu số và quyền của các thành viên các nhóm này được thừa hưởng và phát huy nền văn hóa và ngôn ngữ của cồng đồng mình, cũng như quyền sinh hoạt tôn giáo trong cộng đồng với các thành viên khác của nhóm. Về vấn đề này, các biện pháp chủ động cũng phải thực hiện trên cơ sở tôn trọng các quy định trong các Điều 2.1 và 26 của Công ước, mà liên quan cả đến việc đối xử với những các nhóm thiểu số với nhau và giữa những người thuộc các nhóm thiểu số với bộ phận dân cư còn lại. Tuy nhiên, nếu các biện pháp đó nhằm khắc phục những yếu tố ngăn cản hay làm giảm việc hưởng các quyền được quy định trong Điều 27, chúng có thể tạo nên sự khác biệt hợp pháp theo Công ước, miễn là chúng được xác định dựa trên những tiêu chí hợp lý và khách quan.

7.   Về việc thực thi các quyền về văn hóa theo Điều 27, Uỷ ban nhận xét rằng nền văn hóa thể hiện dưới nhiều hình thức, trong đó bao gồm cả cách sống đặc biệt,  cách sử dụng tài nguyên tự nhiên và đất đai, nhất là trong trường hợp những người bản địa. Quyền đó có thể bao gồm cả các hoạt động truyền thống như đánh bắt hay săn bắn và quyền được sống trong các khu bảo tồn riêng biệt được luật pháp bảo vệ(5). Việc hưởng các quyền đó có thể đòi hỏi phải có các biện pháp bảo vệ pháp lý chủ động và các biện pháp khác nhằm đảm bảo sự tham gia hiệu quả của các thành viên của các cộng đồng thiểu số trong các quyết định tác động đến họ.

8.   Uỷ ban nhận xét rằng không một quyền nào được bảo vệ theo Điều 27 của Công ước có thể được thực thi một cách hợp pháp theo cách thức hay với mức độ trái ngược với quy định trong các điều khoản khác của Công ước.

9.    Uỷ ban kết luận rằng Điều 27 liên quan tới các quyền mà việc bảo vệ nó đặt ra những trách nhiệm cụ thể đối với . Việc bảo vệ các quyền này là trực tiếp nhằm bảo đảm sự sống còn và phát triển của nền văn hóa, tôn giáo và bản sắc của các nhóm thiểu số, qua đó làm phong phú nền văn hóa của cả quốc gia . Vì vậy, Uỷ ban cho rằng các quyền theo Điều này phải được bảo vệ như đã phân tích ở trên, không được lẫn lộn với các quyền cá nhân khác được quy định trong Công ước. Vì vậy, các  phải có trách nhiệm bảo đảm hoàn toàn việc thực thi các quyền này và phải chỉ rõ các biện pháp mà họ đã áp dụng trong vấn đề này trong các báo cáo gửi lên Ủy ban.

 



* Phiên họp thứ 48 (1993)

* Phiên họp thứ 50 (1994)

(1) Xem Biên bản chính thức của Đại hội đồng, Kỳ họp  thứ 39, Phần bổ sung số 40 (A/3/40), Phụ lục VI. Xem thêm Bình luận chung số 12 (21) (Điều 1).

(2) Tài liệu trên, Kỳ họp  thứ 43, Phần bổ sung số 40 (A/43/40), Phụ lục VII, Phần G, Thông báo số 197/1985 (vụ Kitok kiện Thụy Điển) được thông qua ngày 27/7/1988.

(3) Tài liệu trên, Kỳ họp  thứ 42, Phần bổ sung số 40 (A/42/40), Phụ lục VIII, Phần D. Thông báo số 182/1984 (vụ F.H.Zwaan - de Vries kiện Hà Lan) được thông qua ngày 9/4/1987; tài liệu đã dẫn, phần C, Thông báo số 180/1984 (vụ L.G.Danning kiện Hà Lan), được thông qua ngày 9/4/1987.

(4) Tài liệu trên. Kỳ họp  thứ 45, Phần bổ sung số 40, (A/45/40), Tập II, Phụ lục X, Phần A. Thông báo số 220/1987 (vụ T.K. kiện Pháp), quyết định ngày 8/11/1989; tài liệu đã dẫn, phần B. 

(5) Xem các chú thích 1 và 2 ở trên. Thông báo số 167/1984 (vụ Bernard Ominayak kiện  Canada), được thông qua ngày 26/3/1990, và Thông báo số 197/1985 (vụ Kitok kiện Thụy Điển), được thông qua ngày 27/7/1988.


BÌNH LUẬN CHUNG SỐ 25

SỰ THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CÔNG VÀ QUYỀN BẦU CỬ (ĐIỀU 25)[1]

---------------------------------

 

1.      Điều 25 Công ước công nhận và bảo vệ quyền của mọi công dân được tham gia các hoạt động công cộng, quyền bầu cử, ứng cử và quyền được tham gia các cơ quan công quyền. Công ước yêu cầu các , cho dù thể chế chính trị và hình thức nhà nước như thế nào, cũng phải thực hiện những biện pháp pháp lý và các biện pháp cần thiết khác để đảm bảo cho mọi công dân đều có cơ hội được hưởng các quyền theo Điều này. Điều 25 dựa trên cốt lõi về một chính quyền dân chủ mà tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở đồng thuận của nhân dân và phù hợp với các nguyên tắc của Công ước.

2.      Các quyền theo Điều 25 có liên quan nhưng không đồng nhất với quyền tự quyết  dân tộc. Theo Điều 1(1), các dân tộc có quyền tự do quyết định thể chế chính trị và có quyền lựa chọn hình thức tổ chức nhà nước của mình. Điều 25 đề cập đến quyền của các cá nhân được tham gia vào quá trình hình thành và quản lý các lĩnh vực công. Các quyền đó, giống như các quyền cá nhân khác, cũng thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định thư không bắt buộc thứ nhất.

3.      Không giống với nhiều quyền và tự do khác được Công ước công nhận (các quyền và tự do được đảm bảo cho mọi cá nhân trong phạm vi lãnh thổ và thuộc quyền tài phán của ), Điều 25 bảo vệ các quyền của riêng các “công dân” của quốc gia  đó. Báo cáo của các  cần chỉ ra những quy định pháp luật xác định tư cách công dân trong bối cảnh các quyền được bảo vệ theo Điều 25. Công ước không cho phép có sự phân biệt nào giữa các công dân trong việc hưởng những quyền này vì lý do chủng tộc, sắc tộc, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, sở hữu, thành phần xuất thân hay địa vị khác. Sự phân biệt giữa những người được hưởng tư cách công dân mà căn cứ vào thành phần xuất thân và việc nhập quốc tịch là trái với Điều 25. Báo cáo của  cần chỉ rõ liệu có những nhóm xã hội nào bị giới hạn trong việc hưởng thụ các quyền này hay không, ví dụ như không được hưởng quyền bầu cử trong các cuộc bầu cử ở địa phương hay không được đảm nhiệm những vị trí cụ thể trong cơ quan công quyền.

4.      Mọi điều kiện đặt ra đối với việc hưởng thụ các quyền được bảo vệ theo Điều 25 cần dựa trên những tiêu chí hợp lý và khách quan. Ví dụ, điều kiện được cho là hợp lý là yêu cầu đến một độ tuổi nhất định công dân mới có quyền bầu cử hay  được bổ nhiệm vào những vị trí cụ thể trong các cơ quan công quyền. Việc thực hiện các quyền này của công dân có thể không bị trì hoãn hay loại trừ, trừ khi có những căn cứ khách quan và hợp lý được quy định bởi pháp luật. Ví dụ, tình trạng bị bệnh tâm thần có thể coi là một căn cứ để loại trừ quyền của một cá nhân được bầu cử hay được  đảm nhận một công việc nhất định trong các cơ quan công quyền.

5.      Việc tham gia các hoạt động công được đề cập ở điểm (a) là một khái niệm rộng, liên quan đến việc thực hiện quyền lực chính trị, đặc biệt là thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các hoạt động công bao trùm tất cả các khía cạnh của quản lý hành chính, bao gồm cả việc xây dựng và thực hiện chính sách ở cấp độ quốc tế, quốc gia , khu vực và địa phương. Vấn đề phân bổ quyền lực và nguồn lực qua đó cho phép các công dân có thể tham gia các hoạt động công được nêu ở Điều 25 cần phải được quy định bởi hiến pháp và các đạo luật khác của quốc gia .

6.      Công dân tham gia trực tiếp vào các hoạt động công (quản lý nhà nước) khi thực hiện quyền lực với tư cách là thành viên của các cơ quan lập pháp hay nắm giữ các chức vụ hành pháp. Quyền tham gia trực tiếp này được quy định ở điểm (b). Công dân còn được tham gia trực tiếp vào việc quản lý nhà nước khi họ tham gia góp ý vào việc thông qua hay thay đổi hiến pháp hoặc quyết định những vấn đề công thông qua việc trưng cầu dân ý hay quá trình bầu cử khác được tiến hành phù hợp với điểm (b). Công dân có thể tham gia trực tiếp vào hoạt động công bằng việc tham gia vào các hội đồng dân cử có thẩm quyền quyết định về các vấn đề của địa phương hay các vấn đề của một cộng đồng cụ thể, hay tham gia các cơ quan được thành lập để đại diện cho công dân trong việc tham vấn với chính phủ. Khi một phương thức tham gia trực tiếp của công dân được quy định thì sẽ không có sự phân biệt nào giữa các công dân liên quan đến sự tham gia của họ trên những căn cứ được đề cập tại Điều 2, khoản 1 và không được đặt ra sự hạn chế vô lý nào.

7.      Khi các công dân tham gia các hoạt động công thông qua việc tự do lựa chọn các đại diện của mình thì vấn đề ngầm định trong Điều 25 là các đại diện đó trên thực tế phải thực sự thực hiện quyền lực quản lý và phải được chọn ra thông qua một quá trình bầu cử để thực hiện quyền lực đó. Điều này cũng ngầm ý rằng các đại diện chỉ thực hiện các quyền của mình được xác định phù hợp với các quy định của hiến pháp. Việc tham gia thông qua các đại diện được lựa chọn tự do được thực hiện qua quá trình bầu cử phải được pháp luật quy định phù hợp với điểm (b).

8.      Công dân còn có thể tham gia các hoạt động công thông qua việc tạo ảnh hưởng thông qua tranh luận và đối thoại công khai với các đại diện của mình hoặc thông qua khả năng tự tổ chức. Sự tham gia này được đảm bảo bằng quyền tự do ngôn luận, hội họp và lập hội.

9.      Điểm (b) Điều 25 nêu ra các quy định cụ thể liên quan đến quyền của công dân được tham gia các hoạt động công với tư cách cử tri hay ứng cử viên. Những cuộc bầu cử định kỳ trung thực phù hợp với điểm (b) là quan trọng để bảo đảm việc đánh giá khả năng của các đại diện trong việc thực hiện quyền lập pháp và hành pháp được trao cho họ. Những cuộc bầu cử như vậy phải được tổ chức nhanh chóng mà không được kéo dài quá mức và bảo đảm rằng thẩm quyền của chính phủ kế nhiệm phải trên cơ sở quyền tự do thể hiện ý chí của các cử tri. Các quyền và nghĩa vụ được quy định tại điểm (b) cần được bảo đảm bởi pháp luật.

10. Quyền bỏ phiếu tại các cuộc bầu cử và trưng cầu dân ý phải được quy định bởi pháp luật và có thể phải chịu những hạn chế hợp lý, như là quy định giới hạn độ tuổi tối thiểu đối với quyền bầu cử. Những hạn chế không hợp lý để giới hạn quyền bầu cử cụ thể như dựa trên căn cứ về sự mất năng lực hành vi hay đưa ra những đòi hỏi về tài sản, giáo dục hay khả năng biết đọc, biết viết. Tư cách thành viên của đảng phái cũng không được coi là một điều kiện để xác định một người có đủ tư cách để bầu cử và cũng không được xem là căn cứ chứng tỏ năng lực hành vi.

11. Các quốc gia  phải tiến hành các biện pháp có hiệu quả để đảm bảo rằng mọi cá nhân có quyền bầu cử phải có khả năng thực hiện quyền đó. Việc đăng ký của các cử tri phải được tạo điều kiện thuận lợi và không được đặt ra những trở ngại cho việc đăng ký đó. Nếu có những đòi hỏi về cư trú đặt ra đối với việc đăng ký bầu cử thì những đòi hỏi đó phải hợp lý và không được đặt ra nhằm để loại trừ quyền bầu cử của những người không có chỗ ở. Mọi sự can thiệp có tính lạm dụng vào việc đăng ký bầu cử hay bầu cử, cũng như sự đe doạ hay ép buộc các cử tri cần bị cấm bởi các quy định pháp luật hình sự và các quy định đó phải được thực thi nghiêm chỉnh. Việc giáo dục đối với cử tri và các chiến dịch đăng ký là cần thiết để đảm bảo cho việc thực thi hiện quả các quyền trong Điều 25 bởi một cộng đồng có hiểu biết.

12. Quyền tự do biểu đạt, hội họp và lập hội là những điều kiện quan trọng cho việc thực hiện hiệu quả quyền bầu cử và phải được bảo vệ đầy đủ. Cần có các biện pháp tích cực để khắc phục những trở ngại cụ thể như là sự thất học, các rào cản ngôn ngữ, nghèo đói hay những trở ngại khác về quyền tự do đi lại mà cản trở những người có quyền bầu cử thực hiện có hiệu quả các quyền của mình. Thông tin và các tài liệu về việc bầu cử phải được chuẩn bị cả bằng những ngôn ngữ thiểu số. Các phương tiện cụ thể như là tranh ảnh hay biểu tượng cần được đáp ứng để đảm bảo rằng các cử tri mù chữ đều có được thông tin đầy đủ làm cơ sở cho sự lựa chọn của mình. Các  cần nêu ra trong các báo cáo của mình phương thức giải quyết được những khó khăn được đề cập ở điều khoản này.

13. Báo cáo của các quốc gia  cần mô tả các quy định pháp luật về quyền bầu cử và việc áp dụng các quy định đó trong thời hạn được đề cập trong báo cáo. Các báo cáo cũng cần nêu rõ những yếu tố cản trở công dân trong việc thực hiện quyền bầu cử và các biện pháp tích cực cần có để khắc phục những yếu tố này.

14. Trong các báo cáo của mình, các  cần nêu và giải thích những quy định pháp luật về việc tước quyền bầu cử của công dân. Các căn cứ cho việc tước quyền như vậy phải khách quan và hợp lý. Nếu việc kết án về một hành vi tội phạm là căn cứ cho việc đình chỉ quyền bầu cử thì thời hạn đình chỉ đó cần tương ứng với hành vi và mức án. Cá nhân bị tướctự do nhưng chưa bị kết án không nên bị loại trừ việc thực hiện quyền bầu cử.

15. Việc thực hiện có hiệu quả quyền và cơ hội tham gia ứng cử đảm bảo rằng các cá nhân có quyền bầu cử được tự do lựa chọn các ứng cử viên. Mọi hạn chế đối với quyền tham gia ứng cử, như độ tuổi tối thiểu, phải dựa trên tiêu chí khách quan và hợp lý. Các cá nhân có khả năng tham gia ứng cử không bị loại trừ bởi những đòi hỏi bất hợp lý và có tính chất phân biệt như về giáo dục, cư trú, dòng dõi hoặc bởi lý do tư cách chính trị. Không ai phải chịu bất cứ sự phân biệt hay bất lợi nào bởi việc ứng cử của mình. Các  cần nêu và giải thích những quy định pháp luật về việc loại trừ một nhóm cá nhân tham gia ứng cử.

16. Các điều kiện liên quan đến ngày bổ nhiệm, phí hay đặt cọc cần phải hợp lý và không có tính phân biệt. Nếu có những căn cứ hợp lý để đánh giá các vị trí ứng cử nhất định là không phù hợp với nhiệm kỳ của những chức vụ cụ thể (ví dụ như vị trí về tư pháp, vị trí quân sự cấp cao, hành chính) thì các biện pháp để tránh sự xung đột lợi ích không nên giới hạn một cách quá mức các quyền được bảo vệ theo điểm (b). Những căn cứ để thay đổi những người nắm giữ chức vụ bầu cử cần được quy định bởi pháp luật dựa trên tiêu chí khách quan và hợp lý và theo những trình tự, thủ tục công bằng.

17. Quyền của cá nhân tham gia ứng cử không nên bị hạn chế một cách vô lý bằng việc đòi hỏi các ứng cử viên phải là thành viên của các đảng phái hay các đảng phái cụ thể. Nếu một ứng cử viên đòi hỏi phải có một số người ủng hộ tối thiểu để được chỉ định thì đòi hỏi này cần hợp lý và không được đặt ra như một rào cản đối với việc ứng cử. Ngoài việc căn cứ vào khoản (1), Điều 5 của Công ước, thì quan điểm chính trị có thể không được coi là căn cứ để tước  quyền tham gia ứng cử của cá nhân.

18. Báo cáo của  cần mô tả những quy định pháp lý xác định những điều kiện để nắm giữ những vị trí nhà nước do bầu cử và những hạn chế và tiêu chí áp dụng cho những vị trí cụ thể. Các báo cáo cần mô tả điều kiện chỉ định, ví dụ như giới hạn độ tuổi, và những điều kiện hay hạn chế khác. Báo cáo của các  cần chỉ ra những hạn chế nào loại trừ các cá nhân trong những vị trí dịch vụ công (kể cả những vị trí trong quân đội và cảnh sát) không được bầu vào những vị trí quản lý cụ thể. Các căn cứ và thủ tục pháp lý để thay đổi người nắm giữ vị trí bầu cử cũng cần được đưa ra.

19. Căn cứ theo điểm (b), các cuộc bầu cử phải được tiến hành một cách tự do và công bằng trên cơ sở định kỳ trong khuôn khổ pháp luật đảm bảo cho việc thực hiện hiệu quả các quyền bầu cử. Cá nhân có quyền bầu cử phải được tự do bầu cho bất cử ứng cử viên nào hay ủng hộ hoặc chống lại mọi đề xuất nêu ra đối với việc trưng cầu dân ý hay bỏ phiếu toàn dân, và tự do ủng hộ hay phản đối chính phủ mà không chịu ảnh hưởng hay bất cứ sự bị ép buộc nào mà có thể bóp méo hay hạn chế sự tự do thể hiện ý chí của cử tri. Cử tri được hình thành quan điểm một cách độc lập, không bị bạo lực hay đe doạ bạo lực, cưỡng bức, hạ thấp nhân phẩm hay bất cứ sự can thiệp thô bạo nào. Những hạn chế hợp lý về chi phí tranh cử có thể được chứng minh khi cần thiết để đảm bảo rằng sự lựa chọn tự do của cử tri là không bị cản trở hoặc quá trình dân chủ không bị bóp méo bởi chi phí không tương ứng nhân danh ứng cử viên hay đảng phái. Kết quả của các cuộc bầu cử đích thực cần được tôn trọng và thực hiện.

20. Một cơ quan bầu cử độc lập cần được thành lập để giám sát quá trình bầu cử và đảm bảo rằng việc bầu cử được tiến hành một cách bình đẳng, không thiên vị và căn cứ theo những quy định pháp luật phù hợp với Công ước. Các  cần tiến hành những biện pháp bảo đảm những đòi hỏi về sự bí mật của việc bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử, kể cả việc bầu cử của các cử tri vắng mặt khi hệ thống còn tồn tại. Điều này ngầm ý là các cử tri cần được bảo vệ trước mọi sự ép buộc hay cưỡng bức buộc phải bộc lộ ý định bầu cử, đã bầu như thế nào và bảo vệ trước sự can thiệp bất hợp pháp hay trái pháp luật vào quá trình bỏ phiếu. Việc loại bỏ những quyền này là không phù hợp với Điều 25 của Công ước. An ninh cho các hòm phiếu cũng phải được bảo đảm và việc kiểm phiếu phải có sự chứng kiến của các ứng cử viên hay các đại diện của họ. Cần đảm bảo sự bí mật của việc bầu cử, quá trình kiểm phiếu và tham gia xem xét lại về mặt tư pháp hoặc quá trình tương ứng khác để các ứng cử viên tin tưởng vào sự an toàn của các hòm phiếu và việc kiểm phiếu. Sự trợ giúp cho những người tàn tật, người mù, hay mù chữ cũng phải độc lập. Các ứng cử viên cần được thông tin đầy đủ về những đảm bảo này.

21. Mặc dù Công ước không quy định cơ chế bầu cử cụ thể nào nhưng mọi cơ chế bầu cử trong một  phải phù hợp với các quyền được bảo vệ tại Điều 25 và phải đảm bảo cho cử tri được tự do thể hiện ý chí.

22. Báo cáo của các  cần chỉ ra những biện pháp đã được thực hiện để đảm bảo cho các cuộc bầu cử được tiến hành một cách trung thực, tự do và định kỳ, và làm thế nào để cơ chế bầu cử của nước mình có thể bảo đảm và tạo hiệu lực cho cử tri tự do thể hiện ý chí. Các báo cáo cần mô tả cơ chế bầu cử và giải thích về việc các quan điểm chính trị khác nhau trong cộng đồng được đại diện như thế nào trong các cơ quan bầu cử. Các báo cáo cũng cần nêu ra các đạo luật và trình tự để đảm bảo thực hiện hiệu quả quyền bầu cử của tất cả công dân trên thực tế và chỉ ra những đảm bảo về pháp luật để quá trình bầu cử được bí mật, an toàn và hiệu lực. Việc thực hiện trên thực tế đối với những bảo đảm này với thời hạn được nêu trong báo cáo cũng cần được giải thích.

23. Điểm (c) của Điều 25 liên quan đến các quyền và cơ hội của công dân được tiếp cận các điều kiện bình đẳng chung đối với các chức vụ quản lý nhà nước. Để đảm bảo sự tiếp cận các điều kiện bình đẳng chung thì tiêu chí và quá trình bổ nhiệm, thăng tiến, đình chỉ và sa thải phải khách quan và hợp lý. Cần phải có biện pháp kiên quyết trong các trường hợp cụ thể để đảm bảo sự tham gia bình đẳng của công dân vào các cơ quan nhà nước. Việc tham gia các cơ quan nhà nước phải dựa trên sự bình đẳng cơ hội và những nguyên tắc chung về công trạng và quy định nhiệm kỳ, nhằm đảm bảo rằng cá nhân nắm giữ chức vụ công không phải chịu những sức ép hay sự can thiệp về chính trị. Vấn đề quan trọng đặc biệt là phải đảm bảo rằng các cá nhân không phải chịu sự phân biệt khi thực hiện các quyền của mình theo điểm (c) Điều 25 với các căn cứ được quy định tại Điều 2, khoản 1.

24. Báo cáo của  cần nêu những điều kiện cho việc tham gia các vị trí quản lý nhà nước, những sự hạn chế đối với quá trình bổ nhiệm, đề bạt, đình chỉ, sa thải hoặc thay đổi vị trí công việc cũng như những cơ chế đánh giá về mặt pháp lý hay cơ chế khác được áp dụng cho các quá trình này. Báo cáo cũng cần nêu ra khả năng đáp ứng những đòi hỏi về sự tham gia bình đẳng và các biện pháp cụ thể được đưa ra hay không và nếu có thì mức độ như thế nào.

25. Để đảm bảo việc hưởng đầy đủ các quyền được bảo vệ theo Điều 25 thì việc trao đổi thông tin và ý kiến về các vấn đề chính trị giữa Nhà nước và công dân, các ứng cử viên và những đại diện được bầu là quan trọng. Điều này ngầm ý là báo chí và các phương tiện thông tin có quyền Bình luận về những vấn đề công cộng mà không có sự kiểm duyệt hay hạn chế và được thông tin quan điểm công khai. Điều này cũng đòi hỏi sự thụ hưởng đầy đủ và tôn trọng các quyền được bảo đảm theo các Điều 19, 21 và 22 của Công ước, kể cả quyền tự do tham gia các hoạt động chính trị một cách cá nhân hoặc thông qua các đảng phái chính trị hay các tổ chức khác, quyền tự do tranh luận các vấn đề công, tổ chức các cuộc mít tinh, biểu tình hoà bình, chỉ trích, phản đối, công bố các ấn phẩm chính trị, tổ chức tranh cử và công khai các quan điểm chính trị.

26. Quyền tự do lập hội, kể cả quyền thành lập hay tham gia các tổ chức và hiệp hội liên quan đến các vấn đề chính trị hay công cộng là một sự bổ sung cho các quyền được bảo vệ theo Điều 25. Các đảng phái chính trị hay các thành viên của các đảng phái đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý các vấn đề công và quá trình bầu cử. Tuỳ theo cách quản lý của mình, các quốc gia  cần bảo đảm rằng các đảng phái chính trị tôn trọng các quy định của Điều 25 để cho công dân theo đó thực hiện các quyền của mình.

27. Liên quan đến quy định của khoản 1, Điều 5 Công ước, mọi quyền được công nhận và bảo vệ theo Điều 25 không thể bị giải thích theo hướng cho phép hành động hay công nhận mọi hành động nhằm loại bỏ hay hạn chế các quyền và tự do được Công ước bảo vệ ở một mức độ cao hơn so với mức độ được quy định trong Công ước hiện nay.



[1] Kỳ họp thứ 57 (1996)

 

 

 



Các tin khác: