Giới thiệu Nhóm công tác về giam giữ tùy tiện (WGAD)
Gần đây, ngày 14/11/2011, đã diễn ra lễ kỷ niệm sinh nhật thứ 20 của Nhóm công tác về giam giữ tùy tiện (WGAD)tại Paris, Pháp. WGAD có nhiệm vụ tiếp nhận và xác minh thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để điều tra các trường hợp giam giữ tùy tiện, áp đặt hoặc không thích hợp với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Đây là một trong số những cơ chế nhận khiếu nại từ các cá nhân là nạn nhân của vi phạm nhân quyền từ khắp các châu lục mà không cần có sự thừa nhận từ quốc gia hữu quan.


Nhóm công tác về giam giữ tùy tiện (độc đoán) (Working Group on Arbitrary Detention) (WGAD) được thành lập bởi Nghị quyết 1991/42 của Ủy ban Nhân quyền trước đây. Nhiệm vụ của Nhóm đã được làm rõ thêm và mở rộng bởi Nghị quyết 1997/50 của Ủy ban. Nhiệm vụ đã được mở rộng thêm thời hạn ba năm theo Nghị quyết 15/18 ngày 30/9/2010:

a) Điều tra các trường hợp tước quyền tự do một cách tùy tiện hoặc không thích hợp với các tiêu chuẩn quốc tế liên quan được quy định trong Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền hoặc trong các văn kiện pháp luật quốc tế được quốc gia liên quan chấp nhận;

(b) Tìm kiếm và thu nhận thông tin từ các Chính phủ, các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ, nhận thông tin từ các cá nhân có liên quan, gia đình của họ hoặc người đại diện của họ;

(c) hành động dựa trên thông tin được gửi đến về các trường hợp bị cáo buộc bị giam giữ tùy tiện qua phương thức gửi các khiếu nại khẩn cấp (urgent appeals) và khiếu kiện (communications) đến chính phủ hữu quan để làm rõ và làm họ quan tâm đến những trường hợp này;

(d) Thực hiện các chuyến thăm thực địa, theo lời mời của các Chính phủ, để hiểu rõ hơn tình hình chung ở các nước, cũng như những lý do cơ bản của các trường hợp tước tự do tùy tiện;

(e) Tổ chức các cuộc thảo luận về các vấn đề có tính chất chung để giúp đỡ các nước ngăn chặn và bảo vệ chống lại các thực hành tước tự do tùy tiện và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét các trường hợp trong tương lai;

(f) Đệ trình một báo cáo hàng năm (annual report) đến Hội đồng Nhân quyền (Human Rights Council) trình bày về các hoạt động, kết quả, kết luận và khuyến nghị.

Ngoài ra, Hội đồng Nhân quyền còn khuyến khích Nhóm công tác (WGAD) khi thực hiện nhiệm vụ của mình cần:

(a) Làm việc có sự hợp tác và đối thoại với tất cả những bên liên quan đến các trường hợp được đệ trình, và đặc biệt là với các quốc gia cung cấp thông tin cần được xem xét;

(b) Xây dựng sự phối hợp với các cơ chế khác của Hội đồng Nhân quyền, với các cơ quan có thẩm quyền của Liên Hợp Quốc và với các cơ quan điều ước quốc tế, lưu tâm đến vai trò của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền, sử dụng tất cả các biện pháp cần thiết để tránh trùng lặp với những cơ chế khác, đặc biệt liên quan đến việc xử lý các khiếu kiện mà nó nhận được và khảo sát thực địa;

(c) Thực hiện nhiệm vụ của mình một cách chủ động, khách quan và độc lập.

 
Các thành viên của Nhóm công tác (WGAD)  hiện nay:

Mr. Malick El Hadji Sow (Senegal), từ năm 2008 - Báo cáo viên Chủ tịch (Chair-Rapporteur)

Ms. Shaheen Sardar Ali (Pakistan), từ năm 2008 - Phó Chủ tịch (Vice-Chair)

Mr. Roberto Garretón (Chile), từ năm 2008

Mr. Mads Andenas (Na Uy), từ năm 2009

Mr. Vladimir Tochilovsky (Ukraine), từ năm 2010

 

Mr. Malick Sow (Chair-Rapporteur), has experience as a judge in Senegal for more than 30 years and is currently a judge of the Supreme Court of Senegal. He is also President of the National Commission on trafficking of persons in particular women and children in Senegal. He was the coordinator of the Senegalese Committee of Human Rights (the national human rights institution of Senegal) and chaired the Francophone Association of National Human Rights Commissions as its President between 2002 and 2007. Mr. Sow is also a member of the Follow-up Committee on the Implementation of the Robben Island Guidelines. He joined the Working Group on 1 May 2008.


Các chuẩn mực quốc tế (International Standards) chính yếu mà Nhóm sử dụng trong hoạt động:

 

Universal Declaration of Human Rights

International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR)

Body of principles for the protection of all persons under any form of detention or imprisonment

Standard Minimum Rules for the Treatment of Prisoners

United Nations Rules for the Protection of Juveniles Deprived of their Liberty

United Nations Standard Minimum Rules for the Administration of Juvenile Justice (“The Beijing Rules”)


Xem thêm:

http://www.ohchr.org/EN/Issues/Detention/Pages/WGADIndex.aspx

 

 

 

 

 


Các tin khác: