Quy định của Điều 25 UDHR sau đó được cụ thể hóa trong các Điều 7, 11, 12 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR, 1966), Điều 10, 12, 14 Công ước xóa bỏ phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW, 1979), Điều 24 Công ước về quyền trẻ em (CRC, 1989), Điều 5 Công ước Quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (ICERD, 1965), Tuyên bố Viên và Chương trình Hành động thông qua tại Hội nghị thế giới về quyền con người lần thứ hai năm 1993. Ngoài ra, quyền được chăm sóc sức khỏe còn được ghi nhận trong một số văn kiện khu vực về quyền con người, chẳng hạn như Hiến chương xã hội châu Âu năm 1961 sửa đổi (Điều 11), Hiến chương châu Phi về quyền con người và quyền của các dân tộc năm 1981 (Điều 16), Nghị định thư bổ sung Công ước châu Mỹ về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá năm 1988 (Điều 10)…
Tuy nhiên, Điều 12 ICESCR được coi là quy định pháp luật quốc tế toàn diện nhất về quyền được chăm sóc sức khỏe. Theo Điều này, mọi người có quyền được hưởng một tiêu chuẩn sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở mức cao nhất có thể được. Các quốc gia thành viên Công ước cần thi hành các biện pháp để thực hiện đầy đủ quyền này, trong đó bao gồm những biện pháp cần thiết nhằm giảm bớt tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và trẻ em; cải thiện mọi mặt về vệ sinh môi trường và vệ sinh công nghiệp; ngăn ngừa, xử lý và hạn chế các dịch bệnh, bệnh ngoài da, bệnh nghề nghiệp và các loại bệnh khác; và tạo các điều kiện để bảo đảm mọi dịch vụ và sự chăm sóc y tế khi đau yếu.
Liên quan đến Điều 12 ICESCR, Ủy ban về quyền kinh tế, xã hội, văn hóa đã giải thích một cách khá toàn diện và chi tiết về quyền này trong Bình luận chung số 14 thông qua tại phiên họp lần thứ 22 năm 2002 của Ủy ban, có thể tóm tắt những điểm quan trọng như sau:
Thứ nhất, chăm sóc sức khoẻ là một quyền con người cơ bản, không thể thiếu để thực hiện các quyền khác. Mọi người có quyền được hưởng tiêu chuẩn chăm súc sức khoẻ cao nhất có thể đạt được để sống một cuộc sống có nhân phẩm. Hiện thực hóa quyền được chăm súc sức khoẻ có thể được thực hiện thông qua nhiều cách tiếp cận bổ trợ nhau, chẳng hạn như xây dựng chính sách y tế, hoặc thực hiện các chương trình y tế do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) triển khai, hoặc ban hành những văn bản pháp luật cụ thể.
Thứ hai, quyền được chăm súc sức khoẻ liên quan mật thiết với và phụ thuộc vào việc hiện thực hoá các quyền con người khác, bao gồm các quyền sống, quyền về lương thực, nhà ở, việc làm, giỏo dục, nhõn phẩm, bỡnh đẳng, khụng phõn biệt đối xử, cấm tra tấn, bảo vệ đời tư, tiếp cận thông tin, và các quyền tự do lập hội, hội họp, đi lại. Những quyền và tự do này là những yếu tố hợp thành của quyền được chăm sóc sức khoẻ.
Thứ ba, Điều 12 ICSCR không bao gồm định nghĩa về sức khoẻ, tuy nhiên có thể liên hệ đến định nghĩa được nêu trong lời nói đầu của Điều lệ của WHO, theo đó sức khoẻ được xác định là “trạng thái thỏa mái về điều kiện thể chất, tinh thần và xã hội, không chỉ thuần tuý là không có bệnh tật hay không ổn định”.
Thứ tư, quyền được chăm sóc sức khoẻ không chỉ được hiểu như là một quyền được khoẻ mạnh mà bao gồm các tự do và quyền khác, ví dụ như tự do trong việc làm chủ về sức khoẻ và thân thể, kể cả về tình dục và sinh sản, tự do không bị can thiệp, chẳng hạn không bị tra tấn, điều trị và thí nghiệm y tế mà không được sự đồng ý; quyền bình đẳng về cơ hội trong việc chăm sóc sức khỏe...
Thứ năm, thuật ngữ “tiêu chuẩn sức khoẻ cao nhất có thể đạt được” trong Điều 12 (1) đề cập đến những tiền đề sinh học và kinh tế-xã hội của từng cá nhân và nguồn lực sẵn có của một quốc gia thành viên. Có rất nhiều khía cạnh không thể được giải quyết chỉ trong phạm vi mối quan hệ giữa nhà nước với cá nhân. Chỉ riêng các nhà nước không thể bảo đảm sức khoẻ tốt cho mọi công dân, cũng như không thể loại trừ mọi nguy cơ với sức khoẻ của mọi công dân. Những yếu tố như gien di truyền, tính nhạy cảm của cá nhân với tình hình sức khoẻ của bản thân, lối sống và điều kiện sống đúng vai trò quan trọng đối với sức khoẻ của mỗi cỏ nhõn. Vì vậy, quyền được chăm súc sức khoẻ được hiểu là quyền được thụ hưởng những cơ sở vật chất, hàng hoỏ, dịch vụ và điều kiện cần thiết để đạt được tiêu chuẩn sức khoẻ cao nhất có thể.
Thứ sáu, quyền được chăm sóc sức khoẻ phụ thuộc vào những yếu tố cơ bản là: (a) Khả năng sẵn có về cơ sở chăm sóc sức khoẻ và y tế công, các loại hàng hoá và dịch vụ, cũng như các chương trình chăm súc sức khỏe của quốc gia thành viờn, (b) Khả năng có thể tiếp cận của mọi người với các cơ sở chăm sóc sức khỏe, hàng hoá và dịch vụ y tế .
Thứ bảy, quyền được chăm sóc sức khoẻ, giống như tất cả các quyền con người khác, đặt ra ba cấp độ nghĩa vụ đối với các quốc gia thành viên: các nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và thực hiện.
Nghĩa vụ tôn trọng đòi hỏi các quốc gia không được từ chối hay hạn chế tất cả mọi người, kể cả các tù nhân hoặc người bị giam giữ, người thiểu số, người xin tỵ nạn và người nhập cư bất hợp pháp, việc tiếp cận bình đẳng cỏc dịch vụ y tế dự phòng, chữa trị và giảm đau; không thực hiện những quy định mang tính phân biệt đối xử trong chính sách của quốc gia và, không áp đặt những quy định mang tính phân biệt đối xử liên quan đến hỡnh trạng sức khoẻ và nhu cầu của phụ nữ. Hơn nữa, các nghĩa vụ tôn trọng bao gồm cả nghĩa vụ của quốc gia khụng được cấm hoặc ngăn cản việc sử dụng phương phỏp chăm súc dự phòng, tập quỏn và thuốc chữa trị truyền thống, khụng cho phộp bỏn ra thị trường những loại thuốc khụng an toàn và ỏp dụng những biện phỏp điều trị y tế cưỡng bức, trừ khi đú là cần thiết để điều trị bệnh tõm thần hoặc để phòng chống và kiểm sóat các loại bệnh có thể truyền nhiễm…Ngoài ra, các quốc gia không được hạn chế việc tiếp cận các biện pháp tránh thai và các biện pháp khác để giữ sức khoẻ tình dục và sức khoẻ sinh sản, không kiểm duyệt, kìm giữ hoặc cố tình giải thích sai thông tin liên quan đến sức khoẻ, kể cả thông tin và giáo dục tình dục, cũng như ngăn cản người dân tham gia vào những vấn đề liên quan đến sức khoẻ. Các quốc gia cũng không được làm ô nhiễm không khí, nước và đất... một cách không hợp pháp, ví dụ, qua chất thải công nghiệp từ các cơ sở quốc hữu, sử dụng hoặc thử nghiệm các loại vũ khí hạt nhân, sinh học hoặc hoá học nếu việc thử nghiệm đó dẫn đến việc thải ra các chất có hại cho sức khoẻ con người, và không hạn chế việc tiếp cận các dịch vụ y tế như một biện pháp trừng phạt, ví dụ, trong các cuộc xung đột vũ trang vi phạm luật nhân đạo quốc tế.
Nghĩa vụ bảo vệ yêu cầu các quốc gia phải ban hành luật hoặc thực hiện các biện pháp khác để đảm bảo sự tiếp cận bình đẳng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và liên quan đến sức khoẻ do bên thứ ba cung cấp; đảm bảo rằng tư nhân hoá ngành y tế không cấu thành mối đe doạ đến khả năng sẵn có, có thể tiếp cận, có thể chấp nhận và chất lượng của các cơ sở, hàng hoá và dịch vụ y tế; kiểm soát hoạt động tiếp thị thiết bị y tế và thuốc của bên thứ ba; và, đảm bảo rằng những người hành nghề y và các nhà chuyên môn khác về sức khoẻ đáp ứng những tiêu chuẩn phự hợp về giáo dục, kỹ năng và hành vi đạo đức. Các quốc gia cũng có nghĩa vụ phải đảm bảo rằng các tập tục truyền thống hoặc xó hội không can thiệp vào việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc tiền và hậu sản và kế hoạch hoá gia đình; không cho bên thứ ba ộp buộc phụ nữ phải sử dụng những tập tục truyền thống, ví dụ, cắt bộ phận sinh dục nữ; và, thực hiện các biện pháp để bảo vệ các nhóm có nguy cơ dễ gặp rủi ro hoặc bị gạt ra ngoài lề xó hội, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em, vị thành niên và người cao tuổi, trước những biểu hiện của bạo lực dựa trên giới. Các quốc gia cũng cần đảm bảo rằng bên thứ ba không được hạn chế người dân tiếp cận thông tin và dịch vụ liên quan đến sức khoẻ.
Nghĩa vụ thực hiện yêu cầu các quốc gia công nhận đầy đủ quyền được chăm sóc sức khoẻ trong hệ thống pháp luật và chính trị quốc gia, thích hợp nhất là thông qua hình thức thực hiện lập pháp, và ban hành một chính sách y tế quốc gia với kế hoạch chi tiết để thực hiện quyền được chăm sóc sức khoẻ. Các quốc gia phải đảm bảo việc cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế, bao gồm cả các chương trình tiêm chủng chống các bệnh truyền nhiễm cơ bản, và đảm bảo sự tiếp cận bình đẳng những yếu tố quyết định cơ bản đến sức khoẻ cho tất cả mọi người, chẳng hạn như lương thực an toàn đủ dinh dưìng và nước uống sạch, điều kiện vệ sinh cơ bản, điều kiện sống và nhà ở đầy đủ. Cơ sở hạ tầng y tế công cần đảm bảo cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tình dục và sức khoẻ sinh sản, bao gồm cả kỹ năng làm mẹ an toàn, đặc biệt là ở các vựng nông thôn. Các quốc gia cũng phải đảm bảo đào tạo thích hợp đội ngũ bác sỹ và cán bộ y tế khác, cung cấp đủ số bệnh viện, trạm y tế và các cơ sở khác liên quan đến chăm sóc sức khoẻ, và....thỳc đẩy và hỗ trợ thiết lập các viện nghiên cứu và dịch vụ y tế phân bố đều trên toàn quốc. Ngoài ra, trách nhiệm còn bao gồm việc xây dựng hệ thống bảo hiểm y tế tư nhân và nhà nước phục có thể đáp ứng được mọi đối tượng, thỳc đẩy nghiên cứu và giáo dục y tế cũng như là tuyên truyền thông tin, đặc biệt là về HIV/AIDS, sức khoẻ sinh sản và giới tính, thói quen truyền thống, bạo lực gia đình, lạm dụng rượu và thuốc lá, thuốc gây nghiện và các chất có hại khác…
(Trích Giáo trình Lý luận và Pháp luật về Quyền con người, Khoa Luật - ĐHQGHN, NXB CTQG 2009, tr 272 - 277)
Ảnh: UNICEF Việt Nam