TUYỂN SINH THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH NHÂN QUYỀN
Năm 2011, Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ tổ chức tuyển sinh sau đại học ngành Luật theo kế hoạch tuyển sinh sau đại học ở ĐHQGHN. Trong các ngành học có chuyên ngành: Pháp luật về quyền con người.

1. Thời gian thi tuyển:

- Đợt 1: Thi vào các ngày 07, 08 tháng 5 năm 2011

- Đợt 2: Thi vào các ngày 17, 18 tháng 9 năm 2011

2. Chuyên ngành đào tạo và môn thi tuyển sinh: Pháp luật về quyền con người (*)
(tuyển sinh khóa đầu tiên tại Việt Nam)

Môn thi tuyển sinh :

1. Môn thi cơ bản: Triết học

2. Môn thi cơ sở: Lí luận chung về nhà nước và pháp luật

3. Môn thi ngoại ngữ(**): 1 trong 5 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức

Ghi chú: (*): Chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Pháp luật về quyền con người thuộc ngành Luật được giao nhiệm vụ đào tạo theo Quyết định số 3179/SĐH, ngày 05/11/2010 của Giám đốc ĐHQGHN và được Trung tâm Nhân quyền, Trường Đại học Tổng hợp Oslo (Na Uy) tài trợ. Chính sách ưu đãi đối với tất cả học viên chuyên ngành Pháp luật về quyền con người được đào tạo trong thời gian chuẩn (24 tháng):

1.     Nhận học bổng từ Dự án đào tạo;

2.     Tham gia Hội thảo khoa học; Trao đổi khoa học ở nước ngoài;

3.     Được học tập và trao đổi khoa học với giảng viên nước ngoài;

4.     Được cung cấp tài liệu phục vụ học tập và nghiên cứu khoa học;

5.     Các khóa học ngắn hạn về kĩ năng nghiên cứu khoa học;

6.     Hỗ trợ phiên dịch trong toàn khoá học (đối với các môn học do giảng viên nước ngoài giảng dạy).

(**): Một đề thi chung cho cả hai trình độ đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ, theo hình thức trắc nghiệm,những thí sinh có một trong các điều kiện sau đây sẽ được miễn thi môn Ngoại ngữ:

- Có bằng đại học hệ chính quy ngành ngoại ngữ một trong năm thứ tiếng nêu trên;

- Có bằng đại học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ ở nước ngoài mà ngôn ngữ đã sử dụng trong học tập và nghiên cứu là một trong năm thứ tiếng nêu trên;

- Có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT 32 điểm hoặc TOEFL ITP (nội bộ) 400 điểm hoặc IELTS 4.0 trở lên hoặc tương đương đối với người dự tuyển đào tạo trình độ thạc sĩ; TOEFL iBT 45 điểm hoặc TOEFL ITP (nội bộ) 450 điểm hoặc IELTS 4.5 trở lên hoặc tương đương đối với người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ. Các chứng chỉ này có giá trị trong 24 tháng kể từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày dự thi;

- Có chứng chỉ Ngoại ngữ xác nhận trình độ dự tuyển đào tạo sau đại học ở ĐHQGHN còn giá trị tương ứng với trình độ đào tạo đăng kí dự thi.

Chỉ tiếp nhận các chứng chỉ ngoại ngữ TOEFL, IELTS do các tổ chức có thẩm quyền cấp. Cụ thể, các chứng chỉ IELTS do một trong ba đơn vị đồng điều hành Hệ thống kiểm tra tiếng Anh quốc tế là Đại học Cambridge (University of Cambridge ESOL), Hội đồng Anh (British Council) và tổ chức giáo dục IDP của Úc cấp. Các chứng chỉ TOEFL do Cơ quan khảo thí giáo dục Mĩ (Educational Testing Service - ETS) và các tổ chức được ủy quyền cấp.

3. Chương trình đào tạo, văn bằng tốt nghiệp:

·        Khung chương trình đào tạo: Được ĐHQGHN ban hành;

·        Đội ngũ giảng viên: Theo tiêu chuẩn của ĐHQGHN;

·        Hình thức đào tạo: Đào tạo theo tín chỉ;

·        Thời gian đào tạo:

....

 - Đối với đào tạo thạc sĩ: Thời gian đào tạo chuẩn là 2 năm (24 tháng) và thời hạn đào tạo tối đa là 5 năm (60 tháng).

·        Văn bằng tốt nghiệp: Học viên, nghiên cứu sinh sau khi tốt nghiệp sẽ nhận bằng Thạc sĩ Luật, Tiến sĩ Luật do ĐHQGHN cấp;

4. Điều kiện tuyển sinh:

 

...

4.2. Điều kiện dự thi thạc sĩ:

4.2.1. Về văn bằng:

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Luật (được công nhận ở Việt Nam).

- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy các ngành gần với ngành Luật được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức tại Khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN.

4.2.2. Về thâm niên công tác:

- Người có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành đăng kí dự thi.

- Những trường hợp còn lại phải có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với chuyên ngành đăng kí dự thi (theo quy định hiện hành của ĐHQGHN).

4.3. Có đủ sức khoẻ học tập

4.4. Nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các văn bằng, chứng chỉ, giấy tờ và lệ phí dự thi theo quy định của ĐHQGHN và của Khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN.

5. Chính sách ưu tiên: Thí sinh được ưu tiên trong tuyển sinh thuộc những đối tượng sau:

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

- Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động;

- Người thuộc dân tộc thiểu số;

- Người đang công tác liên tục được hai năm trở lên tại các khu vực vùng cao, miền núi, hải đảo, vùng sâu, tính đến ngày nộp hồ sơ đăng kí dự thi;

Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên được cộng thêm 10 điểm (thang điểm 100) cho Môn thi ngoại ngữ và 1 điểm (thang điểm 10) cho Môn thi cơ bản. Người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên chỉ được hưởng một lần ưu tiên (Các đối tượng ưu tiên phải có đủ giấy tờ minh chứng hợp lệ theo quy định của ĐHQGHN và phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn cùng với hồ sơ đăng kí dự thi).

6. Hồ sơ đăng kí dự thi: Theo mẫu phát hành tại Khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN.

7. Thời gian nhận hồ sơ (trong giờ hành chính, không làm việc các ngày nghỉ, ngày lễ):

- Đợt 1: Từ ngày 01/03/2011 đến 31/03/2011

- Đợt 2: Từ ngày 10/07/2011 đến 10/8/2011

8. Thời gian hướng dẫn ôn tập (học ngoài giờ hành chính):

- Đợt 1: Từ ngày 01/04/2011 đến ngày 30/04/2011

- Đợt 2: Từ ngày 11/08/2011 đến ngày 11/09/2011

 

Các thông tin liên quan tới khóa đào tạo, hồ sơ đăng kí dự thi, xin vui lòng liên hệ tại:

Phòng Quản lí đào tạo và khoa học, Khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN;

Địa chỉ: Nhà E1, ĐHQGHN - 144 đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội;

Bộ phận tuyển sinh sau đại học: 04. 3 754 6674;

Website: www.lawschoolvnu.edu.vn



Các tin khác: