mọi người có quyền tự do tham gia vào đời sống văn hoá của cộng đồng, được thưởng thức nghệ thuật và chia sẻ những tiến bộ khoa học cũng như những lợi ích xuất phát từ những tiến bộ khoa học. Mọi người đều có quyền được bảo vệ các quyền lợi vật chất và tinh thần phát sinh từ bất kỳ sáng tạo khoa học, văn học hay nghệ thuật nào mà người đó là tác giả.
Điều 15 ICESCR cụ thể hóa nội dung Điều 27 UDHR, theo đó, các quốc gia thành viên Công ước thừa nhận mọi người đều có quyền: a) Được tham gia vào đời sống văn hoá; b) Được hưởng các lợi ích của tiến bộ khoa học và các ứng dụng của nó; c) Được bảo hộ các quyền lợi tinh thần và vật chất phát sinh từ bất kỳ sáng tạo khoa học, văn học nghệ thuật nào của mình (Khoản 1). Theo Khoản 3 Điều 15 ICESCR, các thành viên Công ước cam kết tôn trọng quyền tự do không thể thiếu được đối với nghiên cứu khoa học và các hoạt động sáng tạo. Các Khoản 2 và 4 Điều này nêu rõ, để thực hiện đầy đủ quyền này các quốc gia thành viên Công ước phải thực thi nhiều biện pháp, trong đó có các biện pháp cần thiết để bảo tồn, phát triển và phổ biến khoa học và văn hoá, và khuyến khích, phát triển các mối quan hệ và hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khoa học và văn hoá.
Liên quan đến Điều 15 ICESCR, Ủy ban quyền kinh tế, xã hội, văn hóa chưa có Bình luận chung nào đề cập đến Điều này. Bởi vậy, nhận thức về nội dung của quyền được tham gia vào đời sống văn hóa và được hưởng các thành tựu của khoa học hiện vẫn giới hạn ở các quy định trong các Điều 15 ICESCR và Điều 27 UDHR.
(Trích Giáo trình Lý luận và Pháp luật về Quyền con người, Khoa Luật - ĐHQGHN, NXB CTQG 2009, tr 291 - 292)
Ảnh: Hội làng Đồng Kỵ, Bắc Ninh (Ảnh: Wikiwak)