Hội đồng Nhân quyền LHQ họp phiên thứ 17
”Kinh nghiệm cho thấy quá trình chuyển đổi dân chủ không đầy đủ nếu không bao gồm cải cách thể chế thích hợp, bao gồm các thủ tục tố tụng tư pháp chuyển đổi, điều không thể thiếu cho hoạt động đúng đắn của một hệ thống dân chủ”, Cao Ủy Nhân quyền Liên hợp quốc Navi Pillay phát biểu tại phiên họp thường kỳ lần thứ 17 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, khai mạc ngày 30 tháng 5 ở Geneva.

Tư pháp chuyển đổi (transitional justice) là một cách để giải quyết các vi phạm nhân quyền trong quá khứ để các quốc gia và người dân có thể tiến đến hòa bình và hòa giải phía trước.
 


cũng chỉ ra rằng dân chủ không thể được xây dựng mà thiếu sự đóng góp tích cực của xã hội dân sự và các phương tiện truyền thông "có thể tự biểu đạt một cách tự do và hành động như một cơ quan giám sát hiệu quả các hành động của chính phủ."

Đề cập đến các cuộc nổi dậy trên khắp Trung Đông và Bắc Phi, Pillay nói rằng thất bại trong việc củng cố các thiết chế mới có xu hướng không chỉ dẫn đến việc thoát khỏi bị trừng phạt về các vi phạm nhân quyền trong quá khứ, mà cả đối với các vi phạm, tham nhũng và tội phạm có tổ chức tiếp diễn.
 

Bà nói thêm rằng quá trình chuyển đổi bền vững cũng yêu cầu chấm dứt việc thoát khỏi bị trừng phạt và bảo đảm trách nhiệm giải trình.

"Điểm mấu chốt", bà nói, "là một nền tư pháp chuyển đổi có cách tiếp cận toàn diện, giải quyết tất cả vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trong quá khứ và gần đây, truy cứu trách nhiệm, và tôn trọng các quyền của nạn nhân được khắc phục và bồi thường, được thông qua sớm trong thời kỳ quá độ để đạt được hoà giải."

Trong trình bày của mình, bà Pillay nhắc đến các bước tiến triển vọng thực hiện bởi Tunisia, Ai Cập, Algeria, Morocco và Jordan trong việc giải quyết nhu cầu của nhân dân đòi thay đổi, nhưng bày tỏ quan ngại sâu sắc về các sự kiện kinh hoàng tại một số nơi trong khu vực "khi chúng ta tiếp tục chứng kiến các đòi hỏi bị đáp trả bằng đàn áp và bạo lực cực đoan."


"Phản ứng thích hợp của các cơ quan công quyền là tham gia vào một cuộc đối thoại toàn diện trên toàn quốc để giải quyết nhu cầu chính đáng của người biểu tình", bà nói.


Trong phiên họp này, Hội đồng sẽ xem xét báo cáo và đối thoại với Chuyên gia Thủ tục đặc biệt về các vấn đề như hành quyết tùy tiện, về nhân quyền và các tập đoàn xuyên quốc gia, về sự độc lập của luật sư và thẩm phán, các quyền của người di cư, quyền giáo dục, văn hoá, nhân quyền và nợ nước ngoài, đói nghèo, quyền sức khỏe, buôn người, tự do phát biểu, và bạo lực đối với phụ nữ.
 

Phiên họp thứ 17 của Hội đồng Nhân quyền diễn ra từ ngày 30 tháng Năm đến 17 tháng Sáu, 2011 tại Palais des Nations ở Geneva. 

 Ảnh: OHCHR

 


Các tin khác: