CESCR thông qua 2 Bình luận chung mới
Đầu tháng 3/2016, sau 7 năm không thông qua được một Bình luận chung nào (kể từ năm 2009), Ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (CESCR) đã ban hành hai Bình luận chung số 22 về sức khỏe sinh sản và tình dục (Điều 12 ICESCR) và số 23 về quyền có điều kiện lao động thích đáng và thuận lợi (Điều 7 ICESCR).


Bình luận chung số 23 làm rõ thêm nhiều nội dung của Điều 7 Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR, 1966), bao gồm các thành tố: a) mức lương tối thiểu thích đáng, không phân biệt đối xử (nhất là đối với phụ nữ); b) điều kiện làm việc an toàn và lành mạnh; c) bình đẳng cơ hội thăng tiến; d) thời gian nghỉ ngơi hợp lý.


 

Bình luận chung này, tại Đoạn 47, còn quan tâm đến một số nhóm người lao động đặc biệt: phụ nữ, lao động trẻ em và cao tuổi, người lao động khuyết tật, người lao động trong khu vực phi chính quy, lao động trong gia đình, lao động không được trả lương...


 

Về người lao động trong khu vực phi chính quy, CESCR nhấn mạnh:


 

 

(Iv) Người lao động trong khu vực kinh tế không chính thức: Mặc dù những người lao động này chiếm một tỷ lệ đáng kể của lực lượng lao động trên thế giới, họ thường bị loại trừ khỏi thống kê quốc gia và sự bảo vệ pháp luật, thiếu sự hỗ trợ và biện pháp bảo vệ, làm trầm trọng thêm tính dễ bị tổn thương. Trong khi mục tiêu tổng thể hướng đến chính thức hóa việc làm, pháp luật và chính sách rõ ràng nên mở rộng cho người lao động trong nền kinh tế không chính thức và các quốc gia thành viên cần thực hiện các bước để thu thập dữ liệu liên quan để bao gồm người lao động nhóm này trong việc hiện thực hóa quyền lao động. Với mục đích đó, khu vực kinh tế không chính thức cần được bao gồm trong các nhiệm vụ của một cơ chế giám sát và thực thi tương ứng. Phụ nữ thường chiếm đa số trong khu vực kinh tế không chính thức, ví dụ như những lao động mùa vụ, lao động làm việc nhà hoặc lao động tự, do đó làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng trong các lĩnh vực như thù lao, sức khỏe và an toàn, nghỉ ngơi, giải trí và nghỉ có lương.

 

 


Đặc biệt tại đoạn 49, CESCR đề cao vai trò của những người bảo vệ nhân quyền:


Những người bảo vệ nhân quyền có thể góp phần vào việc thực hiện đầy đủ các quyền nêu trong Công ước cho tất cả mọi người, mà không bị kỳ hình thức quấy rối nào. Các quốc gia cần tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy công việc của người bảo vệ nhân quyền và các chủ thể xã hội dân sự khác đối với việc thực thi quyền được hưởng điều kiện làm việc thuận lợi và thích đáng, bao gồm cả việc tiếp cận thông tin và tạo điều kiện cho việc thực hiện các quyền tự do phát biểu ., hiệp hội, hội họp và tham gia.


Tính cho đến gần đây, 21 Bình luận chung mà Ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (CESCR) đã thông qua gồm:

1.      Vấn đề báo cáo của các quốc gia thành viên

2.      Các biện pháp hỗ trợ kỹ thuật quốc tế

3.      Bản chất nghĩa vụ của quốc gia thành viên

4.      Quyền có nơi ở thích đáng (Điều 11(1))

5.      Người khuyết tật

6.      Quyền kinh tế, xã hội và văn hoá của những người cao tuổi

7.      Quyền có nhà ở thích đáng: Sự cưỡng chế di dời (Điều 11(1))

8.      Mối quan hệ giữa sự trừng phạt kinh tế và việc tôn trọng các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá

9.      Thực hiện Công ước ở các quốc gia

10.  Vai trò của các cơ quan quốc gia về quyền con người trong việc bảo vệ các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa

11.       Các kế  hoạch hành động về giáo dục tiểu học (Điều 14)

12.  Quyền được có lương thực, thực phẩm ở mức thích đáng (Điều 11)

13.  Quyền được giáo dục (Điều 13)

14.  Quyền đạt được mức độ sức khỏe cao nhất có thể    (Điều 12)

15.       Quyền tiếp cận với nước (các Điều 11 và 12)

16.  Quyền bình đẳng nam nữ trong việc hưởng thụ tất cả các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (Điều 3)

17.  Quyền được hưởng lợi từ việc bảo vệ các quyền lợi về vật chất và tinh thần xuất phát từ những sáng tạo khoa học, văn học hoặc nghệ thuật của bản thân (Điều 15(1,c))

18.  Quyền được làm việc (Điều 6)

19.  Quyền được hưởng an sinh xã hội (Điều 9)

20.  Không phân biệt đối xử về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (Điều 2(2))  

21.  Quyền tham gia vào đời sống văn hóa (Điều 16) (2009).

 

K.T

 

 


Các tin khác: