NHÂN QUYỀN ASEAN TIẾP TỤC ĐỐI DIỆN NHIỀU RỦI RO
Lãnh đạo các quốc gia ASEAN vừa tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh vào cuối tháng 4 (25 đến 28/4/2018) tại Singapore, trong khi các quyền cơ bản của người dân trong toàn khu vực đang đối diện với những vi phạm nghiêm trọng. Dưới đây là bài viết trên tờ Jakarta Post (ngày 26/4/2018) của 2 nhà nghiên cứu Ichal Supriadi và Josef Benedict về tình hình khó khăn của nhân quyền, cũng như sự vận động kiên trì, bền bỉ của xã hội dân sự trong khu vực. Bài viết có tên tiếng Anh là "Human rights at risk for ASEAN citizens".


Khi 10 vị lãnh đạo cấp cao của ASEAN tập trung họp tại Hội nghị Thượng đỉnh tại Singapore để thảo luận về vấn đề an ninh, thương mại và căng thẳng ở Biển Đông, thì vấn đề về nhân quyền và dân chủ trong khu vực nguy cơ sẽ một lần nữa bị gạt sang một bên.


Đối với nhiều người, không có gì là ngạc nhiên khi các lãnh đạo ASEAN, những người bị Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) gọi là "câu lạc bộ của những nhà độc tài / kẻ vi phạm nhân quyền dễ chịu” (“a club of cozy dictators or rightsabusers”), sẽ lờ đi bất kỳ cuộc thảo luận nào về quyền công dân của họ. Kể từ hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại Philippines vào tháng 11 hai năm trước đây, hơn 640 triệu công dân của cộng đồng này đang phải đối mặt với những cuộc tấn công liên tiếp vào các quyền dân sự và dân chủ cốt lõi của mình.


Ở Campuchia, chế độ của Hun Sen đã loại bỏ đảng đối lập chính là Đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP), và giam giữ người đứng đầu của đảng này cho đến cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 7. Cùng thời điểm đó, Philippines đã tuyên bố rút khỏi Tòa án Hình sự Quốc tế ngay sau khi cơ quan điều tra tuyên bố về cuộc chiến đẫm máu về ma túy của Tổng thống Duterte. Hội nghị thượng đỉnh diễn ra trong bối cảnh gần bốn năm kể từ khi quân đội Thái Lan giành được quyền lực.


Cũng trong bối cảnh này, không có giải pháp nào đáng tin cậy được nêu ra để giải quyết cuộc đàn áp chống lại người Rohingya nên đã khiến cho khoảng 700.000 người dân phải di dời vì khối này đã lên tiếng bảo vệ Miến Điện khỏi những lời chỉ trích.


Hơn nữa, sau một thập kỷ thành lập, Ủy ban Liên Chính phủ về Nhân quyền ASEAN (AICHR) lại tiếp tục bộc lộ sự thiếu ý chí chính trị cũng như sự đồng thuận để giải quyết các mối đe dọa cho các quyền tự do cơ bản của công dân, dẫu cho một số ủy viên đang cố gắng phá bỏ các ranh giới này.


Thực tế đáng tiếc này lại được thể hiện rõ trong nghiên cứu và phân tích được thực hiện bởi một nghiên cứu và phân tích về không gian xã hội dân sự của 198 quốc gia mang tên là CIVICUS Monitor. Trong đó, tất cả 10 nước ASEAN có xếp hạng về không gian dân sự khá mờ nhạt, với năm quốc gia được xác định là "bị cản trở" (Indonesia, Philippines, Malaysia, Singapore, Brunei), ba quốc gia được xác định là "bị kìm nén" (Thái Lan, Miến Điện, Campuchia) và hai nước hoàn toàn "đóng cửa" ( Việt Nam và Lào).


Kết quả này cho thấy mối đe dọa đối với các quyền tự do cơ bản trong khu vực ASEAN đang gia tăng và có đa dạng hơn về hình thức trong năm qua.

Điều này bao gồm cả việc ban hành các luật và nghị định nhằm hạn chế việc thực hiện quyền chỉ trích, những cuộc tấn công trên phương tiện truyền thông và những mục tiêu khác của xã hội dân sự.


Pháp luật khắt khe liên tục được ban hành ở các quốc gia khu vực ASEAN để ngăn chặn tự do ngôn luận, hội họp và hiệp hội.


Chỉ một tháng trước tại Malaysia, chính quyền đã hăm dọa bằng luật chống giả mạo thông tin được quốc hội thông qua khiến cho nhiều người nghĩ rằng luật này sử dụng để ngăn chặn tư duy phê phán và những bất đồng chính kiến trong quốc gia này.


Tất nhiên, cũng sẽ không có các cuộc biểu tình nào ngoài cửa của hội nghị thượng đỉnh ASEAN, vì các nhà lập pháp Singapore đã sửa đổi Đạo luật trật tự công cộng hà khắc của mình để hạn chế hơn nữa quyền của người dân để tổ chức các cuộc biểu tình công khai và hội họp nơi công cộng. 


Trong khi đó, Campuchia đã bắt đầu thi hành luật gây tranh cãi đối với các tổ chức phi chính phủ (LANGO) để làm bịt miệng xã hội dân sự, và điều đáng chú ý nhất là việc cấm một chế cho phép các cơ quan giám sát bầu cử, Phòng Thực trạng (
Situation Room), bao gồm 40 tổ chức phi chính phủ tại địa phương vào tháng 7. 


Các chính phủ ASEAN cũng đã tăng cường các cuộc tấn công của mình vào các phương tiện truyền thông và báo chí, nhưng nhiều người trong số họ lại đang ở trên tiền tuyến phơi bày sự lạm dụng của các quan chức nhà nước và các khu vực tư nhân.


Hai nhà báo Reuters ở Miến Điện, người đã đứng sau các câu chuyện về quán bar kể từ 12/12/2017, đang phải đối mặt với phiên tòa vì cuộc điều tra của họ về những hành động tàn bạo mà lực lượng an ninh quốc gia này đã gây ra cho người Rohingya.


Tại Philippines, Tổng thống Duterte đang cố gắng ngăn chặn các phương tiện truyền thông bằng cách chuyển sang đóng cửa tổ chức tin tức trực tuyến Rappler, vì bị cáo buộc về quyền sở hữu nước ngoài. Trong khi, Rappler đã không hoảng sợ vì đã nắm giữ trong taynhững tài khoản quyền lực được biết đến với báo cáo điều tra chuyên sâu của mình.


Chính phủ ASEAN cũng thường xuyên phỉ báng các nhà hoạt động xã hội dân sự hoặc thêu dệt nênhọ như là một mối đe dọa an ninh quốc gia nhằm mục đích khiến họ im lặng. Tại Việt Nam, nhiều nhà hoạt động vì dân chủ, môi trường và các nhà hoạt động nhân quyền thiểu số bị giam giữ vì bị buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước”.


Ở Philippines, chính phủ đã trắng trợn cáo buộc các quyền về sở hữu đất đai và quyền bản địabị coi là có dính líu tới chủ nghĩa khủng bố. Bà Victoria Tauli-Corpuz, một báo cáo viên đặc biệt của LHQ về quyền của người dân bản địa cũng là một trong những người bị cáo buộc tại quốc gia này.


Chúng ta có thể thấy mô hình tương tự diễn ra tại Indonesia, mặc dù chính quyền của quốc gia này có sự cởi mở tương đối và có sự bảo vệ tốt hơn cho tự do ngôn luận.Vào tháng ba, các nhà lập pháp đã đưa ra một bộ luật mới mang tên là MD3. Luật này cho phép sử dụng để truy tố và giam giữ bất cứ ai “không tôn trọng” các nghị sĩ quốc gia. Cùng với đó, Luật Thông tin và Giao dịch Điện tử (ITE) ngày càng được vận dụng nhiều như một công cụ để điều tra và hình sự hóa biểu hiện trực tuyến, bao gồm cả các nhà báo, vì tội phỉ báng. 


Trong sự nỗ lực để bịt miệng người dân tham gia vào các dự án phát triển, những nhà hoạt động chống khai thác mỏ như Budi Pego cũng đã bị kết án 10 tháng tù vì tội “truyền bá ý thức hệ cộng sản” vào hồi tháng 1 vừa qua.


Bất chấp sự công kích này, chúng ta đang chứng kiến xã hội dân sự ASEAN phản công và xây dựng sự kháng cự bền bỉ, như nhiều khu vực khác trên thế giới.

Dẫu cho bị gây sách nhiễu và bắt giữ thì những nhà hoạt động Thái Lan vẫn tiếp tục đổ ra ngoài đường phố để yêu cầu chính phủ quân sự không được trì hoãn cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra vào tháng 11.


Những người Campuchia sống ở bên ngoài cũng đã tăng cường hoạt động kể từ khi chính phủ đàn áp những bất đồng chính kiến trong nước vào đầu năm ngoái. Ở Miến Điện, xã hội dân sự không chỉ giám sát chính phủ mà giám sát cả Facebook khi các chủ thể này không lên tiếng trước những diễn ngôn hận thù.


Tại Indonesia, những nhà hoạt động chống tham nhũng như Novel Baswedan, người đã bị mù một mắt trong vụ tấn công axit vào 10 tháng trước, đã quay trở lại làm việc. Anh đã nói với các đồng nghiệp của mình trong một đoạn ghi hình trực tuyến: “Chúng ta hãy thật tập trung. Thật dũng cảm” ( “Let’s stay focused. Stay brave”).


Các nhà lãnh đạo cấp cao ASEAN họp tuần này tại Singapore dường như phải có một sự lựa chọn rõ ràng, hoặc là tiếp tục bỏ qua, ngăn chặn tiếng nói của xã hội dân sự hoặc thực hiện bước đi quả cảm để xây dựng một tầm nhìn toàn diện hơn cho khu vực. Họ hoàn toàn có thể làm được điều này bằng cách gắn những giá trị về quyền con người song hành với tăng trưởng kinh tế và an ninh.


***


Ichal Supriadi là tổng thư ký của Mạng Dân chủ Châu Á (ADN) có trụ sở tại Bangkok. Josef Benedict là một nhà nghiên cứu về không gian dân sự cho màn hình CIVICUS tập trung vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

(Người dịch: Phương Linh)


Các tin khác: