Ngày Quốc tế Bất bạo động 2/10
Ngày Quốc tế Bất bạo động (International Day of Non-Violence) được thế giới kỷ niệm vào ngày 2 tháng 10, ngày sinh nhật của Mohandas Gandhi. Ngày này được người dân Ấn Độ gọi là Gandhi Jayanti.

 

Tháng 1 năm 2004, nữ luật sư Iran Shirin Ebadi, người được trao giải Nobel Hoà bình 2003, đã nhận được đề xuất từ một giảng viên Hindi về việc nên có một Ngày Quốc tế Bất bạo động. Dần dần ý tưởng này được nhiều người trên thế giới, đặc biệt là các chính trị gia Ấn Độ và những người hoạt động vì hoà bình, nhiệt liệt ủng hộ.

 

Vào ngày 15 tháng 6 năm 2007, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết chọn ngày 2 tháng 10 làm Ngày Quốc tế Bất bạo động và đề nghị mọi thành viên của Liên hợp quốc kỷ niệm ngày này "bằng những phương thức thích hợp và làm lan toả thông điệp bất bạo động, gồm thông qua giáo dục và nâng cao nhận thức của công chúng."

 

 

Xem thêm: UN declares 2 October, Gandhi’s birthday, as International Day of Non-Violence

 

http://www.un.org/apps/news/story.asp?NewsID=22926&Cr=non&Cr1=violence

 


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia đã viết về Gandhi như sau:

Mahātmā Gāndhī (2 tháng 10 năm 1869 – 30 tháng 1 năm 1948), nguyên tên đầy đủ là Mohandas Karamchand Gandhi, là anh hùng dân tộc Ấn Độ, đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân. Trong suốt cuộc đời, ông phản đối tất cả các hình thức khủng bố bạo lực và thay vào đó, chỉ áp dụng những tiêu chuẩn đạo đức tối cao. Nguyên lí bất bạo lực (còn gọi là bất hại) được ông đề xướng với tên Chấp trì chân lí (sa. satyāgraha) đã ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh bất bạo động trong và ngoài nước cho đến ngày nay, bao gồm phong trào Vận động Quyền công dân tại Hoa Kỳ (American Civil Rights Movement) được dẫn đầu bởi Martin Luther King, Jr..

 

Từ lúc lãnh đạo cuộc đấu tranh giành tự do và đứng đầu đảng Quốc dân Đại hội Ấn Độ (Indian National Congress) năm 1918, ông được hàng triệu dân Ấn Độ gọi một cách tôn kính là Mahātmā, nghĩa là "Linh hồn lớn", "Vĩ nhân" hoặc "Đại nhân". Danh hiệu có gốc tiếng Phạn này được triết gia và người đoạt giải Nobel văn chương Rabindranath Tagore dùng lần đầu khi đón chào Gandhi tại Mumbai (hay Bombay) ngày 9 tháng 1 năm 1915. Mặc dù Gandhi không hài lòng với những cách gọi tôn vinh nhưng đến ngày nay, danh hiệu Mahātmā Gāndhī vẫn thường được dùng hơn tên Mohandas Gāndhī trên thế giới. Ngoài việc được xem là một trong những môn đồ Ấn Độ giáo và những nhà lĩnh đạo Ấn Độ vĩ đại nhất, ông còn được nhiều người Ấn tôn kính như một Quốc phụ (gọi theo tiếng Hindi là Bapu). Ngày sinh của ông, 2 tháng 10, là ngày lễ quốc gia của Ấn Độ. Năm 2007, Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết lấy ngày 2 tháng 10 là Ngày Quốc tế Bất Bạo động."


 

Bằng phương tiện bất hợp tác, Gandhi đã dẫn khởi nền độc lập Ấn Độ, đưa nước mình thoát sự đô hộ của Anh, khích lệ những người dân bị đô hộ khác phấn đấu cho nền độc lập của nước nhà và đả đảo triệt để Đế quốc Anh. Nguyên lí Chấp trì chân lí của Gandhi (có gốc tiếng Phạn: satya là "chân lí" và ā-graha là "nắm lấy", "nắm chặt"), cũng thường được dịch là "con đường chân thật", "truy tầm chân lí", đã cảm kích những người chủ trương hành động giành tự do như Đạt-lại Lạt-ma Đăng-châu Gia-mục-thố (Tenzin Gyatso), Lech Wałęsa, Stephen Biko, Aung San Suu KyiNelson Mandela. Tuy nhiên, không phải tất cả những nhà lĩnh đạo nêu trên đều theo nguyên tắc bất bạo lựcbất kháng cự khắt khe của Gandhi.

 

Gandhi thường nói là nguyên tắc của ông đơn giản, lấy từ niềm tin truyền thống của Ấn Độ giáo: Chân lí (satya) và bất bạo lực (ahiṃsā). Chính ông nói rằng: "Tôi chẳng có gì mới mẻ để dạy đời. Chân lí và bất bạo lực đều có từ xưa nay".

 

...

 

 

L.K.T


Các tin khác: