Tuy nhiên, trả lời cho câu hỏi như thế nào là một đạo luật tốt (cân bằng giữa tôn trọng tự do với duy trì trật tự) cần đến những kiến thức về chuẩn mực quốc tế, kinh nghiệm nước ngoài liên quan, khả năng xác định mức độ khả thi, hiện thực... Đây cũng là một thách thức lớn đối với xã hội dân sự, nếu muốn vận động, áp lực đến các cơ quan nhà nước có vai trò trong tiến trình lập pháp.
Theo Điều 3 của Nghị quyết trên, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015 bao gồm các đạo luật như sau:
1. Tại kỳ họp thứ 9 (giữa năm 2015)
a) Quốc hội thông qua 13 dự án, bao gồm:
1. Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi);
2. Luật tổ chức chính quyền địa phương;
3. Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
4. Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi);
5. Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân;
6. Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi);
7. Luật kiểm toán nhà nước (sửa đổi);
8. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
9. Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi);
10. Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
11. Luật thú y;
12. Luật an toàn, vệ sinh lao động;
13. Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016.
b) Quốc hội cho ý kiến 15 dự án, bao gồm:
1. Bộ luật dân sự (sửa đổi) (lần 2);
2. Bộ luật hình sự (sửa đổi);
3. Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi);
4. Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi);
5. Luật tố tụng hành chính (sửa đổi);
6. Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự;
7. Luật tạm giữ, tạm giam;
8. Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân;
9. Luật trưng cầu ý dân;
10. Luật biểu tình;
11. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kế toán;
12. Luật thống kê (sửa đổi);
13. Luật an toàn thông tin;
14. Luật phí, lệ phí;
15. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hàng hải Việt Nam.
2. Tại kỳ họp thứ 10 (cuối năm 2015)
a) Quốc hội thông qua 16 dự án, bao gồm:
1. Bộ luật dân sự (sửa đổi);
2. Bộ luật hình sự (sửa đổi);
3. Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi);
4. Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi);
5. Luật tố tụng hành chính (sửa đổi);
6. Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự;
7. Luật tạm giữ, tạm giam;
8. Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân;
9. Luật trưng cầu ý dân;
10. Luật biểu tình;
11. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kế toán;
12. Luật thống kê (sửa đổi);
13. Luật an toàn thông tin;
14. Luật phí, lệ phí;
15. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hàng hải Việt Nam;
16. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chuyển giao công nghệ (xem xét, thông qua theo quy trình tại một kỳ họp).
b) Quốc hội cho ý kiến 11 dự án, bao gồm:
1. Luật ban hành quyết định hành chính;
2. Luật về hội;
3. Luật khí tượng, thủy văn;
4. Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (sửa đổi);
5. Luật quy hoạch;
6. Luật báo chí (sửa đổi);
7. Luật tiếp cận thông tin;
8. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi);
9. Luật tín ngưỡng, tôn giáo;
10. Luật đấu giá tài sản;
11. Luật dân số.
Xã hội dân sự đang đứng trước những thách thức về khả năng huy động chất xám, khả năng tổ chức, tham gia vào các cuộc đối thoại trong tiến trình lập pháp - hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, luật chơi chung của một xã hội ngày càng trở nên đa dạng và khác biệt.
K.Tùng