Kỳ họp thứ 38 của Hội đồng Nhân quyền
Từ ngày 18/6 đến 6/7/2018, tại trụ sở ở Geneva, Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc tổ chức kỳ họp thứ 38 của mình.



Trong kỳ họp định kỳ này, Hội đồng nghe báo cáo của một số thủ tục đặc biệt (Chuyên gia độc lập/ Báo cáo viên đặc biệt) về tự do hội họp và hiệp hội, quyền về sức khỏe, quyền giáo dục, sự độc lập của thẩm phán và luật sư, tự do biểu đạt... Hội đồng cũng thông qua báo cáo kiểm điểm định kỳ UPR của các quốc gia như Pháp, Rumania, Serbia, Israel...

Tại phiên khai mạc, ngày 18/6, Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp quốc Zeid Al Hussein, người chuẩn bị hết nhiệm kỳ, tái khẳng định niềm tin vào giá trị phổ quát của các quyền con người, kêu gọi mọi người "hành động nhiều hơn, lên tiếng to hơn và làm việc chăm chỉ hơn vì mục đích chung và vì luật nhân quyền phổ quát"...

Bên cạnh việc nhắc đến những hợp tác thành công với một số quốc gia, ông Hussein cũng nhắc đến một số trường hợp "thất bại" của mình và Văn phòng Cao ủy trong nhiều nỗ lực. Chẳng hạn như Trung Quốc đã từ chối việc để các cơ quan nhân quyền đến thăm Tây Tạng, Tân Cương, chưa chấp nhận cho 15 thủ tục đặc biệt muốn đến thăm, cấm cản các tổ chức xã hội dân sự tiếp cuacs với các cơ chế nhân quyền Liên Hợp quốc...

Ngày 19/6, Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi Hội đồng Nhân quyền với lý do tổ chức này kém hiệu quả, luôn phê phán Israel và "đạo đức giả". Việc rút lui của Hoa Kỳ được nhiều người hoạt động trên thế giới cho là bất lợi cho phong trào nhân quyền vì mất đi một tiếng nói mạnh mẽ. Tuy nhiên, một số người khác cho rằng sự ảnh hưởng tiêu cực là không đáng kể, vì hệ thống Liên Hợp quốc còn có nhiều cơ quan, diễn đàn khác thúc đẩy quyền con người mà sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ vẫn lớn.

KT


Các tin khác: