20 NĂM HIẾN CHƯƠNG NHÂN QUYỀN CHÂU Á
Tháng 5 năm 1998, nhân kỷ niệm 50 năm Tuyên ngôn nhân quyền phổ quát (UDHR, 1948) và 18 năm Phong trào dân chủ Kwangju, các tổ chức xã hội dân sự đã thông qua Hiến chương nhân quyền châu Á (ASIAN HUMAN RIGHTS CHARTER) tại Kwangju, Hàn Quốc, sau một thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng. Văn kiện này thể hiện khát vọng mãnh liệt về dân chủ và nhân quyền của người dân trong khu vực. Cho đến nay, sau 20 năm, vẫn chưa có một văn kiện nào có tính tổng thể và sâu sắc như vậy được đồng thuận tại khu vực rộng lớn và đa dạng này.


Hiến chương Nhân quyền châu Á bao gồm các nội dung chính:

- Bối cảnh châu Á (lịch sử, văn hóa, chính trị...)
- Các nguyên tắc chung
- Tính phổ quát, không thể phân chia của các quyền con người
- Trách nhiệm của các nhà nước
- Các quyền con người cơ bản cần được bảo vệ
- Một số nhóm cần được quan tâm đặc biệt (phụ nữ, trẻ em, người lao động, sinh viên, tù nhân, tù nhân chính trị...)
- Các cơ chể, thủ tục, vai trò của các chủ thể (cơ quan nhân quyền quốc gia, tòa án, xã hội dân sự...) bảo vệ quyền

Hiến chương được hình thành với sự tham gia của hơn 200 tổ chức phi chính phủ. Đây là một lời bác bỏ mạnh mẽ đối với ngụy biện của các nhà độc tài trong khu vực rằng dân chủ, nhân quyền là những khái niệm của Tây phương. 

Toàn văn tiếng Việt Hiến chương Nhân quyền châu Á có thể xem tại đây: PDF

Bản tiếng Anh ASIAN HUMAN RIGHTS CHARTER xem tại đây: PDF


Tranh trên: về Phong trào dân chủ Kwangju (Hàn Quốc, 1980).


Các tin khác: