THAM NHŨNG VÀ NHÂN QUYỀN
Ngày 11/6/2018, Hội thảo chuyên gia về thực hành tốt của hệ thống Liên Hợp quốc hỗ trợ các quốc gia chống tham nhũng với sự tập trung vào nhân quyền được tổ chức tại Geneva. Hội thảo được tổ chức bởi Văn phòng Cao ủy Nhân quyền (OHCHR) và Văn phòng về Ma túy và Tội phạm của Liên Hợp quốc (UNDOC) theo nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền số 35/25.

 

 

Hội thảo hướng đến các chuyên gia và những người hoạt động chống tham nhũng từ các quốc gia, các tổ chức trong hệ thống của LHQ, các tổ chức nhân quyền quốc gia và xã hội dân sự, nhằm mục đích:


- Trao đổi thực hành tốt của hệ thống LHQ hỗ trợ cho các quốc gia trong việc phòng ngừa và chống lại tham nhũng, tập trung vào nhân quyền;

- Xác định các thách thức bằng cách xem xét và thảo luận những khó khăn mà các nước đang gặp phải trong việc chống tham nhũng, đặc biệt là tham nhũng lớn;

- Xác định các cơ hội liên kết các biện pháp chống tham nhũng với việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền;

- Thảo luận các phương pháp đo lường tác động của tham nhũng đối với việc thụ hưởng quyền con người và tầm quan trọng của phương pháp tiếp cận dựa trên quyền để giải quyết tham nhũng, vì sự thụ hưởng tất cả các quyền con người và thực hiện SDGs; và


- Xem xét các ý tưởng cho các bước và hành động khác có thể được hệ thống LHQ thực hiện một cách hữu ích, bao gồm Hội đồng Nhân quyền, giúp các quốc gia áp dụng cách tiếp cận dựa trên quyền phòng ngừa và chống tham nhũng.

Tại Hội thảo, Tiến sỹ 
Juanita Olaya Garcia, Chủ tịch Liên minh UNCAC, một mạng lưới gồm hơn 100 tổ chức xã hội dân sự và cá nhân hoạt động trên toàn cầu về nhiều chủ đề liên quan đến tác động và hiệu quả của UNCAC (Công ước chống tham nhũng của Liên Hợp quốc), đã đề cao vai trò của các tổ chức xã hội trong việc chống tham nhũng. Cụ thể, ông nêu một số điểm chính sau:

 

- Cả  tham nhũng lớn và nhỏ, tham nhũng trong từng quốc gia và xuyên biên giới, bên cung và bên nhận tham nhũng, khác nhau trong chiến thuật và phạm vi tiếp cận, nhưng đều giống nhau khi nói đến tác động của chúng. Không phân biệt, không loại trừ bất kỳ hình thức tham nhũng nào.

Sự tham gia của các bên liên quan khác nhau là cần thiết để tiến bộ. Không chỉ xã hội dân sự, giới học thuật và kinh doanh mà cả những công dân bình thường cũng cần phải tham gia. Ở đây tôi nêu quan điểm khác với những gì UNODC đã thể hiện: UNCAC xem xét trong Điều 13 về sự tham gia của xã hội dân sự là bắt buộc, điều mà Quy tắc Thủ tục 2 và 17 của UNCAC cũng thừa nhận. Khi không gian dân sự giảm trên toàn thế giới, kinh nghiệm của Hội đồng Nhân quyền LHQ và các Cơ quan Hiệp ước liên quan đến các tác nhân khác trong các quy trình của nó là ví dụ cho UNCAC, nơi xã hội dân sự và các chủ thể khác phải đối mặt với những hạn chế nghiêm trọng.

- Đây cũng là cơ hội để tất cả chúng ta cùng nhau tăng cường sự tham gia. Đối với chúng tôi là xã hội dân sự, ví dụ, chúng tôi muốn có thể lắng nghe và tham gia nhiều hơn vào các cuộc hội thoại với các chính phủ mà chúng ta thường không có sự tương tác, để hiểu rõ hơn lý do của họ và tìm cách cộng tác.

 

- Vấn đề nạn nhân tham nhũng cũng là quan trọng liên quan đến tham nhũng và nhân quyền. Nạn nhân tham nhũng là cả cá nhân và tập thể và những thiệt hại mà tham nhũng gây ra cần phải được sửa chữa. Ở đây xã hội dân sự có thể giúp đỡ trong việc xác định nạn nhân, cung cấp bằng chứng về tác hại và hỗ trợ đo lường mức độ thiệt hại.

Trong nhiều năm qua, các cơ quan nhân quyền LHQ đã có sự quan tâm thúc đẩy cách tiếp cận nhân quyền đối với chống tham nhũng. Từ năm 2003, Tiểu ban Thúc đẩy và Bảo vệ Nhân quyền đã bổ nhiệm Báo cáo viên đặc biệt với nhiệm vụ chuẩn bị một nghiên cứu toàn diện về tham nhũng và tác động của nó đến việc hưởng thụ đầy đủ các quyền con người, đặc biệt là các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.

Trong một tài liệu của OHCHR, sổ tay 
"Nhân quyền chống lại tham nhũng", ba thông điệp chính về tham nhũng và nhân quyền đã được nhấn mạnh:


1. Tham nhũng là một trở ngại lớn đối với việc thực hiện tất cả các quyền con người - về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa, cũng như quyền phát triển.

2. Một cách tiếp cận dựa trên nhân quyền để chống tham nhũng được thành lập trên nguyên tắc minh bạch, trách nhiệm giải trình, bình đẳng, không phân biệt đối xử và tham gia là cần thiết để tăng cường nỗ lực chống tham nhũng. Việc tôn trọng một số quyền con người cụ thể, đặc biệt là quyền đối với thông tin, tự do ngôn luận và hội họp, tư pháp độc lập, và tham gia vào các vấn đề công cộng, là rất quan trọng.

3. Có một nhu cầu cấp bách để tăng cường sự hợp tác giữa các nỗ lực quốc tế trong các lĩnh vực chống tham nhũng và nhân quyền, lồng ghép nhân quyền vào các hoạt động của các cơ quan LHQ làm việc chống tham nhũng, và các bên liên quan khác, bao gồm cả xã hội dân sự và truyền thông xã hội. Điều này sẽ yêu cầu thêm các chuẩn mực và chính sách gắn kết, xác định các mục tiêu chung và phân chia nhiệm vụ và trách nhiệm phù hợp. 

Hội đồng Nhân quyền trong các năm 2008, 2013 đã có các nghị quyết về ảnh hưởng tiêu cực của tham nhũng đối với nhân quyền.

Việt Nam phê chuẩn Công ước chống tham nhũng từ năm 2009, với sự bảo lưu khoản 2 Điều 66 (về tranh chấp giữa các quốc gia liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước).

Xem thêm tài liệu của OHCHR "Nhân quyền chống lại tham nhũng": The human rights case against corruption (PDF)

K.T 


Các tin khác: