TỪ ĐIỂN NHÂN QUYỀN (2): BẤT TUÂN DÂN SỰ
Bất tuân dân sự (civil disobedience), hay còn được gọi là “phản kháng bất bạo động”, “đấu tranh phi bạo lực” hoặc “quyền lực nhân dân”, là việc phản đối, đấu tranh mà không sử dụng các biện pháp bạo lực...

 


(civil disobedience), hay còn được gọi là là việc phản đối, đấu tranh mà không sử dụng các biện pháp bạo lực, có thể là từ chối thực hiện các đòi hỏi, yêu cầu của nhà nước, không hợp tác với chính quyền hoặc không tuân thủ pháp luật. Việc bất phục tùng, không hợp tác nhằm yêu cầu chính quyền hoặc lực lượng chiếm đóng ngoại bang phải chấp nhận một hay nhiều mục tiêu (kinh tế, chính trị, xã hội…) nhất định.

 

Các phương thức bất tuân dân sự rất đa dạng, bao gồm việc yêu cầu, đòi hỏi, gây áp lực nhằm tăng chi phí cho phía đối phương, làm giảm năng lực của đối phương khi theo đuổi một chính sách, gây tổn thất cho tính chính danh, chính đáng của đối phương…Hình thức hành động bất tuân có thể là việc kiến nghị, tuần hành, biểu tình, tổ chức lễ tưởng niệm, tẩy chay, chiếm giữ hay ngăn chặn lối đi, cơ quan…

 

Nghĩa vụ đạo đức buộc con người phải phản đối, không tuân thủ trật tự pháp luật bất công, không hợp tác với chế độ tàn ác, phản dân chủ.


Bất tuân dân sự có nền tảng triết lý từ cả phương Đông (tư tưởng không gây hại của Phật giáo…), lẫn phương Tây (các triết gia như Henry David Thoreau, Leo Tolstoy …). Nhiều phong trào đấu tranh cho bình đẳng, tự do, dân chủ trên thế giới đã áp dụng thành công chiến thuật bất tuân dân sự. Diễn ra sớm và có ảnh hưởng đáng kể là cuộc đấu tranh dành độc lập từ thực dân Anh tại Ấn Độ do Mahatma Gandhi lãnh đạo đầu thế kỷ XX. Về sau này các phong trào bất tuân đã diễn ra trên khắp các châu lục, bao gồm đấu tranh đòi quyền bình đẳng của người da màu tại Hoa Kỳ trong thập niên 1960, chống lại chế độ phân biệt chủng tộc tại Nam Phi, vận động đòi quyền dân chủ của người dân Philippines, Hàn Quốc trong thập niên 1980, của người dân Miến Điện năm 1988 và năm 2007.


Đã có nghiên cứu so sánh các phong trào vận động trong toàn bộ thế kỷ XX (từ 1900 đến 2006), thực hiện bởi Erica Chenoweth, cho thấy các cuộc đấu tranh bằng hình thức bất tuân dân sự, bất bạo động đạt tỷ lệ thành công gấp đôi so với đấu tranh vũ trang. Đặc biệt là trong năm thập niên gần đây, xu hướng đấu tranh vũ trang giảm đi đáng kể, tỷ lệ thành công cũng giảm đi. Các tác giả nghiên cứu về phản kháng bất bạo động có ảnh hưởng bao gồm Richard Gregg, Gene Sharp, Adam Roberts và Erica Chenoweth.


L K T

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.     Henry David Thoreau, Bất phục tùng (1849), Phạm Nguyên Trường dịch, Nxb.Đà Nẵng, 2019

2.     Adam Roberts và Timothy Garton Ash (Biên tập), Civil Resistance & Power Politics: the Experience of Non-violent Action from Gandhi to the Present, Oxford University Press, 2011.

 


Các tin khác: