TỪ ĐIỂN NHÂN QUYỀN (3): BẮT GIỮ TÙY TIỆN
Bắt, giam giữ tùy tiện là việc bắt hoặc giam giữ không có căn cứ pháp lý (trái pháp luật) hoặc không phù hợp với các chuẩn mực nhân quyền quốc tế… một người chỉ vì thực thi các quyền tự do cơ bản của mình (ngôn luận, hội họp, tôn giáo...), phù hợp với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, mà bị bắt (dù đúng theo luật quốc gia), thì việc bắt vẫn bị coi là "tùy tiện" (loại II).

 


Bắt, giam giữ tùy tiện là việc bắt hoặc giam giữ không có căn cứ pháp lý (trái pháp luật) hoặc không phù hợp với các chuẩn mực nhân quyền quốc tế. Đây là một loại hành vi xâm phạm quyền tự do và an toàn cá nhân. Quyền này được các văn kiện quyền con người của Liên Hợp quốc và nhiều khu vực bào vệ.


Theo Điều 9 Tuyên ngôn nhân quyền phổ quát (UDHR), mọi người không bị bắt, giam tùy tiện hoặc lưu đày.
(ICCPR), Điều 9 quy định cụ thể hơn về quyền Theo đó, bất cứ người nào bị bắt giữ đều phải được thông báo vào lúc bị bắt về những lý do họ bị bắt; bất cứ người nào do bị bắt hoặc giam giữ mà bị tước tự do đều có quyền yêu cầu được đưa ra trước toà án để quyết định không chậm trễ về tính hợp pháp của việc giam giữ và ra lệnh trả lại tự do cho họ, nếu việc giam giữ là bất hợp pháp; bất cứ người nào là nạn nhân của việc bị bắt hoặc bị giam giữ bất hợp pháp đều có quyền được yêu cầu bồi thường…

Trong Bình luận chung số 8, thông qua trong năm 1982, Ủy ban Nhân quyền, cơ quan giám sát việc thực thi ICCPR, cũng đã giải thích thêm một số khía cạnh có liên quan đến Điều 9 ICCPR.


Trong hệ thống các thủ tục đặc biệt của Liên Hợp quốc có Nhóm Công tác về Giam giữ tùy tiện (Working Group on Arbitrary Detention – WGAD). Nhóm Công tác nay coi việc tước tự do là tùy tiện trong các trường hợp sau:

a) Khi rõ ràng không thể viện dẫn bất kỳ cơ sở pháp lý nào biện minh cho việc tước tự do (loại I);

b) Khi tước tự do xuất phát từ việc thực thi các quyền hoặc tự do được bảo đảm bởi Tuyên ngôn Nhân quyền phổ quát và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (loại II);

c) Khi việc không tuân thủ toàn bộ hoặc một phần các quy tắc quốc tế liên quan đến quyền được xét xử công bằng, được thiết lập trong Tuyên ngôn Nhân quyền phổ quát và trong các văn kiện quốc tế được quốc gia liên quan chấp nhận, có mức độ nghiêm trọng đến mức tước đoạt tự do một cách tùy tiện (loại III);

d) Khi người xin tị nạn, người nhập cư hoặc người tị nạn phải chịu sự giam giữ hành chính kéo dài mà không có khả năng xem xét hành chính hoặc tư pháp hoặc biện pháp khắc phục (loại IV);

e) Khi tước tự do cấu thành vi phạm luật pháp quốc tế với lý do phân biệt đối xử dựa trên nguồn gốc, quốc tịch, dân tộc hoặc xã hội, ngôn ngữ, tôn giáo, điều kiện kinh tế, quan điểm chính trị, giới tính, khuynh hướng tình dục, sự khuyết tật, hoặc bất kỳ tình trạng nào khác, nhằm mục đích hoặc có thể dẫn đến vi phạm sự bình đẳng (loại V).

Như vậy, một người chỉ vì thực thi các quyền tự do cơ bản của mình (ngôn luận, hội họp, tôn giáo...), phù hợp với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, mà bị bắt (dù đúng theo luật quốc gia), thì việc bắt vẫn bị coi là "tùy tiện" (ở loại II).


Hầu hết hiến pháp các quốc gia đều quy định quyền không bị bắt, giam giữ tùy tiện. Hiến pháp Việt Nam (2013), tại Điều 20, có quy định về có quyền của mọi người về bất khả xâm phạm thân thể và không bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang.


L K T

 


Các tin khác: