TỪ ĐIỂN NHÂN QUYỀN (6): TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM
Tù nhân lương tâm (prisoner of conscience) dùng để chỉ những người bị bắt giữ, kết án tù vì đã biểu đạt quan điểm chính trị, tôn giáo hoặc tín ngưỡng, hoặc chỉ vì chủng tộc, khuynh hướng tình dục của họ. Khái niệm này cũng đề cập đến những người đã bị cầm tù, hoặc bị bức hại vì biểu đạt một cách ôn hòa niềm tin, quan điểm được giữ theo lương tâm của họ.


Tù nhân lương tâm (prisoner of conscience) dùng để chỉ những người bị bắt giữ, kết án tù vì đã biểu đạt quan điểm chính trị, tôn giáo hoặc tín ngưỡng, hoặc chỉ vì chủng tộc, khuynh hướng tình dục của họ. Khái niệm này cũng đề cập đến những người đã bị cầm tù, hoặc bị bức hại vì biểu đạt một cách ôn hòa niềm tin, quan điểm được giữ theo lương tâm của họ.

Khái niệm này đầu tiên được sử dụng bởi luật sư người Anh là Peter Benenson trong bài báo “Những tù nhân bị lãng quên”, đăng trên tờ Observer ngày 28 tháng 5 năm 1961. Bài báo này quan niệm một “tù nhân lương tâm” là: “Bất kỳ người nào bị hạn chế về thể chất (bằng cách cầm tù hoặc bằng cách khác) không được thể hiện (dưới bất kỳ hình thức ngôn ngữ hoặc biểu tượng nào) bất kỳ ý kiến nào mà anh ta có một cách trung thực và không kêu gọi hoặc ủng hộ bạo lực.” Bài báo kêu gọi một chiến dịch ân xá trong năm 1961. Về sau, do nhận được sự ủng hộ rộng rãi, chiến dịch này trở thành một tổ chức thường trực với tên gọi Amnesty International (Ân xá Quốc tế) vào năm 1962.


Kể từ khi thành lập, Amnesty International đã liên tục vận động, gây áp lực đòi hỏi các quốc gia trả tự do cho những người mà tổ chức này coi là tù nhân lương tâm. Trong khi đó, các chính quyền thường bác bỏ quan điểm của tổ chức phi chính phủ quốc tế này, cho rằng những tù nhân này tạo ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia và xã hội.

Trong một số trường hợp khác, việc xác định một người có phải “tù nhân lương tâm” hay không đã gây ra tranh cãi, thậm chí là ngay cả trong nội bộ các thành viên của Amnesty International. Chẳng hạn như trường hợp của Nelson Mandela, người lúc đầu được coi là một “tù nhân lương tâm” khi ông bị kết án vào năm 1962 do kêu gọi công nhân Nam Phi đình công. Đến năm 1964, một phiên tòa khác kết án ông đã sử dụng bạo lực để chống lại chính quyền Nam Phi, điều này đã gây ra tranh cãi vì nhiều người cho rằng cần duy trì nguyên tắc cơ bản là “tù nhân lương tâm” phải là những người không sử dụng, hoặc kêu gọi sử dụng bạo lực.

Amnesty, các tổ chức và người bảo vệ nhân quyền, những người yêu công lý vẫn đang tiếp tục bền bỉ đòi hỏi các chế độ độc đoán trả tự do và bồi thường cho các tù nhân lương tâm trên khắp thế giới.

L K T

(Ảnh: bài báo năm 1961)

 


Các tin khác: