Năm 2017, Đại hội các đảng xanh và phong trào xanh toàn cầu lần thứ 4 được tổ chức tại thành phố Liverpool, Anh quốc. Đại hội, với sự tham gia của 110 đảng xanh từ khắp thế giới, đánh dấu một bước tiến mới của chính trị xanh toàn cầu, cũng như phản ánh sự ủng hộ của người dân trên thế giới đối với xu hướng này.
Quyền về môi trường (còn được gọi là “quyền đối với môi trường trong lành”, hay “quyền môi trường) ngày càng được công nhận rộng rãi trong pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế. Việc này một mặt là do tính chất xuyên biên giới của các vấn đề môi trường, mặt khác là do cần có chuẩn mực chung cho các quốc gia.
Quyền tự do biểu đạt trực tuyến, có vai trò thiết yếu đối với các cá nhân và cộng đồng, đang gặp nhiều thách thức trên khắp thế giới. Cuộc tranh đấu của người dân bảo vệ quyền cơ bản này là những nỗ lực có tính chất sinh tồn. Trong bài viết này, tác giả phân tích khái quát về: 1) Khuôn khổ pháp lý quốc tế bảo vệ quyền tự do biểu đạt trên Internet; 2) Một số thách thức đối với việc thực thi tự do biểu đạt trên Internet trên thế giới hiện nay.
Cách tiếp cận dựa trên quyền đối với người cao tuổi ngày càng được quan tâm hơn, trong bối cảnh số lượng người cao tuổi ngày càng gia tăng tại mọi quốc gia trên thế giới. Với cách tiếp cận này, người cao tuổi (older person/ people) từ vị trí là người tiếp nhận thụ động sự chăm sóc, hưởng “an sinh xã hội” trở thành chủ thể tích cực của các quyền. Khuôn khổ quốc tế pháp lý bảo vệ quyền của người cao tuổi dù đã dần hình thành, nhưng hiện vẫn còn khá yếu. Đến nay, chưa có một điều ước toàn cầu nào để bảo vệ riêng nhóm này.
Cùng với tiến trình toàn cầu hóa, xung đột vũ trang và nghèo đói hiện diện ở nhiều quốc gia đã dẫn đến sự gia tăng của việc dịch chuyển dân cư qua biên giới quốc gia, các vấn đề liên quan đến người nước ngoài ngày được quan tâm, thảo luận nhiều hơn từ các góc độ pháp lý, kinh tế, xã hội và văn hóa. Tuy nhiên, còn rất nhiều vấn đề đang đặt ra đối với việc thực thi quyền của người nhập cư, người nước ngoài trên thế giới. Các vi phạm nổi bật đối với nhóm người này là bị kỳ thị, phân biệt đối xử, bị gạt ra bên lề xã hội, không được hưởng các quyền con người cơ bản nhất, cũng như thiếu cơ chế bảo vệ quyền.
Trong kỳ họp đang diễn ra từ ngày 2 đến 27/7/2018 của Ủy ban Nhân quyền (Human Rights Committee, cơ quan giám sát việc thực thi ICCPR), Ủy ban sẽ đề ra danh mục các câu hỏi về các vấn đề nhân quyền tại Việt Nam.
Cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc được nhắc đến nhiều hơn khi một số tổ chức xã hội dân sự Việt Nam đang thảo luận và xây dựng báo cáo chu kỳ thứ 3 để nộp cho Hội đồng này trước hạn chót vào tháng 7/2018. Các tranh luận hẳn sẽ trở nên sôi nổi hơn, cả online và offline, khi nhà nước Việt Nam nộp và bảo vệ báo cáo của mình cho Hội đồng vào đầu năm sau (2019).
Ngày 20/2/2017, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), đã diễn ra Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Báo cáo quốc gia lần 1 của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hoặc hạ nhục (CAT), do Bộ Công an tổ chức, với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Vương quốc Bỉ.
Trong hai ngày 18 và 19/4/2017, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội nghị Thúc đẩy giám sát thực thi Công ước của LHQ về quyền của người khuyết tật (CRPD).Việt Nam đã ký Công ước này từ ngày 22/10/2007, Quốc hội phê chuẩn ngày 28/11/2014 và có hiệu lực ngày 05/02/2015.
Ủy ban Quyền Kinh tế xã hội của LHQ (CESCR) đầu năm nay đã thông qua Bình luận chung số 23 (2016)về Quyền hưởng điều kiện làm việc thích đáng và thuận lợi (Điều 7 của Công ước quốc tế về các Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Cùng với việc là thành viên của ICESCR, Việt Nam đã gia nhập nhiều công ước của ILO. Dưới đây là bản dịch tiếng Việt của BLC số 23 do chúng tôi thực hiện:
- Việt Nam và Hội đồng Nhân quyền LHQ
- TIÊU CHÍ BẦU CỬ TỰ DO VÀ CÔNG BẰNG
- CESCR thông qua 2 Bình luận chung mới
- VIỆC THỰC THI CÁC QUYỀN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA TẠI VN
- 182 cam kết của nhà nước Việt Nam tại UPR vòng 2
- LÀM VIỆC VỚI CÁC CƠ QUAN NHÂN QUYỀN LHQ NHƯ THẾ NÀO?
- THEO DÕI CÁC KHUYẾN NGHỊ VỀ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA LHQ NHƯ THẾ NÀO?
- CÁC VĂN KIỆN QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
- GIỚI THIỆU CÔNG ƯỚC CHỐNG TRA TẤN (CAT, 1984)
- QUYỀN BẢO VỆ NHÂN QUYỀN
- Điều 19 ICCPR - Tự do quan điểm và biểu đạt
- Pillay urges ASEAN to set the bar high with its regional human rights declaration
- NGO Philippin bảo vệ nhân quyền
- NGO Indonesia bảo vệ nhân quyền
- NGO Campuchia bảo vệ nhân quyền