Tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người là nghĩa vụ, trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội, mà đầu tiên là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, cùng với quá trình toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại, các doanh nghiệp - đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia (MNC), xuyên quốc gia (TNC) - ngày càng có ảnh hưởng rộng lớn, cả tích cực và tiêu cực đến đời sống nhân loại. Là một chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ nhân quyền, nhưng các doanh nghiệp đã và đang có nhiều hoạt động vi phạm đến các quyền cơ bản của người dân, đặc biệt là các nhóm yếu thế, tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Đáp ứng nhu cầu hiểu biết cơ bản của bạn đọc về chủ đề này, theo sáng kiến của nhóm Không gian Nhân quyền (Human Rights Space - HRS), chúng tôi biên soạn cuốn sách nhỏ này dưới dạng các câu hỏi đáp. Cuốn sách gồm các nội dung chính sau:
LỜI GIỚI THIỆU
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI QUYỀN CON NGƯỜI
CHƯƠNG 2. CÁC CHUẨN MỰC, SÁNG KIẾN QUỐC TẾ VỀ DOANH NGHIỆP VÀ QUYỀN CON NGƯỜI
CHƯƠNG 3. NGHĨA VỤ BẢO VỆ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC DOANH NGHIỆP VÀ QUYỀN CON NGƯỜI
CHƯƠNG 4. TRÁCH NHIỆM TÔN TRỌNG QUYỀN CON NGƯỜI CỦA DOANH NGHIỆP
CHƯƠNG 5. DOANH NGHIỆP VÀ QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM
PHỤ LỤC
1.Thỏa ước toàn cầu của Liên Hợp quốc, 2000
2. Các Nguyên tắc Hướng dẫn về doanh nghiệp và quyền con người, 2011
3. Một số Nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền và các cơ quan liên quan về doanh nghiệp và quyền con người
4. Bình luận chung số 24 của Ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa Liên Hợp quốc (CESCR) về nghĩa vụ của nhà nước theo Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xác hội và văn hóa trong bối cảnh các hoạt động kinh doanh, 2017
(Ảnh trên: bãi biễn miền trung Việt Nam - Mathieu Schoutteten, CC BY-NC-ND 2.0 )
Bạn đọc có thể xem sách tại đây: PDF