ABC VỀ CÔNG ĐOÀN
Cuốn sách trình bày những kiến thức cơ bản về công đoàn, kinh nghiệm của phong trào công đoàn trên thế giới và những quy định mới về công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo Bộ luật Lao động mới (2019) của Việt Nam. Cuốn sách được Nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành tháng 8 năm 2020.

  

 

Ngày 20/11/2019, Quốc Hội Việt Nam đã thông qua Bộ luật Lao động với nhiều điểm mới tích cực, bao gồm quy định về tổ chức đại diện của người lao động. Như vậy, từ thời điểm bộ luật mới có hiệu lực (ngày 1/1/2021, thay thế cho Bộ luật Lao động năm 2012), người lao động có quyền thành lập tổ chức đại diện cho mình, độc lập với hệ thống Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.

Quyền tự do công đoàn và quyền tự do hiệp hội, được Hiến pháp 2013 bảo vệ, từ nay có điều kiện để thực thi đầy đủ hơn. Việc thực thi các nghĩa vụ quốc tế (theo Công ước ILO số 98, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa – ICESCR...) của nhà nước Việt Nam có một bước tiến đáng kể.


Góp phần cung cấp thông tin, làm nguồn tham khảo cho các cuộc thảo luận, hoàn thiện chính sách liên quan đến công đoàn, với sự hỗ trợ của tổ chức Oxfam và ECUE..., chúng tôi biên soạn cuốn sách nhỏ “ABC về Công đoàn” này. Cuốn sách bao gồm 3 nội dung chính: 1) Khái quát chung về công đoàn; 2) Công đoàn tại một số quốc gia trên thế giới; 3) Công đoàn và tổ chức đại diện cho người lao động tại Việt Nam.

Cuốn sách có những nội dung cơ bản như sau:



MỤC LỤC


CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG ĐOÀN
1. Công đoàn là gì?
2. Công đoàn mang lại những lợi ích gì?
3. Công đoàn được thành lập như thế nào?
4. Bầu lãnh đạo công đoàn như thế nào?
5. Công đoàn đại diện người lao động tham gia thương lượng tập thể với người sử
dụng lao động như thế nào?
6. Công đoàn tổ chức và lãnh đạo đình công như thế nào?
7. Công đoàn bảo vệ người lao động khi có tranh chấp lao động cá nhân như thế nào?
8. Có các hình thức công đoàn nào?
9. Những yếu tố nào dẫn đến sự thành công của công đoàn?
10. Sự độc lập của công đoàn thể hiện như thế nào?
11. Tổ chức dân chủ, minh bạch và hiệu quả của công đoàn thể hiện như thế nào?
12. Năng lực của công đoàn thể hiện như thế nào?
13. Những yếu tố nào khiến cho một công đoàn thu hút được nhiều thành viên?

CHƯƠNG II. CÔNG ĐOÀN TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
14. Cho biết kinh nghiệm của công đoàn tại Nhật Bản?
15. Cho biết kinh nghiệm của công đoàn tại Hàn Quốc?
16. Cho biết kinh nghiệm của công đoàn tại Indonesia?
17. Cho biết kinh nghiệm của công đoàn tại Campuchia?
18. Cho biết kinh nghiệm của công đoàn tại Anh?
19. Cho biết kinh nghiệm của công đoàn tại Thụy Điển?
20. Cho biết kinh nghiệm của công đoàn tại Hoa Kỳ?
21. Cho biết các kinh nghiệm của công đoàn quốc tế có thể áp dụng ở Việt Nam?


CHƯƠNG III. CÔNG ĐOÀN VÀ TỔ CHỨC CỦA
NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM
22. Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về công đoàn?
23. Cho biết hiện trạng tổ chức của Công đoàn Việt Nam?
24. Lãnh đạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được bầu chọn ra như thế nào?
25. Đoàn viên của Công đoàn Việt Nam có những quyền và trách nhiệm gì?
26. Tài chính của Công đoàn Việt Nam được quy định như thế nào?
27. Công đoàn tổ chức đình công như thế nào?
28. So sánh những điểm tương đồng giữa công đoàn và tổ chức của người lao động
tại doanh nghiệp?
29. So sánh những điểm khác biệt giữa công đoàn và tổ chức của người lao động tại
doanh nghiệp?
30. Có những cơ hội nào đối với tổ chức đại diện của người lao động tại Việt Nam?
31. Có những khó khăn, thách thức nào đối với tổ chức đại diện của người lao động
tại Việt Nam?


PHỤ LỤC
1. Hiến pháp 2013 (trích)
2. Bộ luật Lao động 2019 (trích)
3. Luật Công đoàn 2012 (trích)
4. Tuyên bố của ILO về các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động và cơ chế
theo dõi thực hiện (1998)
5. Công ước của ILO số 87 về Tự do hiệp hội và bảo vệ quyền tổ chức (1948)
6. Công ước của ILO số 98 về Quyền tổ chức và thương lượng tập thế (1949)
7. Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (1966) (trích)
8. Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam
(EVFTA, 2019) (trích).

 


Các tin khác: